Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm \(O\). Gọi \(M,N\)lần lượt là các trung điểm
Cho tam giác đều ABC nội tiếp đường tròn tâm \(O\). Gọi \(M,N\)lần lượt là các trung điểm của các cạnh \(BC,{\rm{ }}AC.\)Gọi \(F\) là giao điểm của \(MN\)và cung nhỏ \(BC\)của đường tròn \((O)\). Giá trị của \(\sin \angle OFN\) bằng
Đáp án đúng là: A
Quảng cáo
Gọi P là trung điểm của AB, CP cắt MN tại H.
Áp dụng tính chất đường trung bình suy ra \(MN{\rm{//}}BC\), rồi dùng định lý Talet suy ra \(CP = 2CH\)
Áp dụng tính chất trọng tâm rút ra \(CO = \dfrac{2}{3}CP\). Từ đó xét tỉ lệ \(\dfrac{{CH}}{{CO}},\dfrac{{OH}}{{OC}}\)rồi suy ra \(\sin \angle OFN\).
Gọi P là trung điểm của AB, CP cắt MN tại H.
Tam giác ABC có trung tuyến CP, O là trọng tâm nên \(CO = \dfrac{2}{3}CP\) (1)
M, N lần lượt là trung điểm của BC, AC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC
Suy ra \(MN{\rm{//}}BC\)(tính chất đường trung bình)
Suy ra \(\dfrac{{CH}}{{CP}} = \dfrac{{CM}}{{CB}} = \dfrac{1}{2}\) (định lý Talet) hay \(CP = 2CH\)(2)
Từ (1) và (2) suy ra: \(CO = \dfrac{2}{3}.2CH = \dfrac{4}{3}CH\) hay \(\dfrac{{CH}}{{CO}} = \dfrac{3}{4}\) hay \(\dfrac{{OH}}{{OC}} = \dfrac{1}{4}\)
Mặt khác: \(OF = OC = R\)nên \(\sin \angle OFN = \dfrac{{OH}}{{OF}} = \dfrac{{OH}}{{OC}} = \dfrac{1}{4}\)
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com