a) Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao \(AH(H \in BC)\), biết \(BH = 3,6\;{\rm{cm}}\), \(CH =
a) Cho tam giác ABC vuông tại A có đường cao \(AH(H \in BC)\), biết \(BH = 3,6\;{\rm{cm}}\), \(CH = 6,4\;{\rm{cm}}\). Tính độ dài đoạn thẳng BC, AH và AC.
b) Giông bão thối mạnh, một cây tre gãy gập xuống làm ngọn cây chạm đất và ngọn cây tạo với mặt đất một góc \(30^\circ \). Người ta đo được khoảng cách từ chồi ngọn cây chạm đất đến gốc cây tre là \(8,5\;{\rm{m}}\) (hình minh họa ở trang 2 ). Giả sử cây tre mọc vuông góc với mặt đất, hãy tính chiều cao của đoạn tre từ gốc đến vị tri gãy (kết quả làm tròn đến chũ số thâp phân thứ nhất).
Quảng cáo
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông.
a)
Ta có \(BC = BH + CH = 3,6 + 6,4 = 10cm\)
Áp dụng hệ thức lượng trong tam giác vuông ta có:
\(A{H^2} = BH.CH = 3,6.6,4 = 23,04 \Rightarrow AH = 4,8cm\)
\(A{C^2} = CH.CB = 6,4.10 = 64 \Rightarrow AC = 8cm\)
Vậy \(BC = 10cm;AH = 4,8cm;AC = 8cm\)
b)
Đặt các điểm A,B,C ở vị trí như hình vẽ ta được tam giác ABC vuông tại A, \(\angle C = {30^0}\)
\( \Rightarrow AB = AC.\tan {30^0} = 8,5.\tan {30^0} = 4,9m\)
Vậy chiều cao của đoạn tre từ gốc đến vị trí gãy là 4,9m.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com