Cho phương trình \(2{x^2} - \left( {2m - 1} \right)x + m - 1 = 0{\mkern 1mu} \)(ẩn x, tham số \(m\)). Tìm \(m\)
Cho phương trình \(2{x^2} - \left( {2m - 1} \right)x + m - 1 = 0{\mkern 1mu} \)(ẩn x, tham số \(m\)). Tìm \(m\) để phương trình có hai nghiệm phân biệt cùng dấu. Khi đó hai nghiệm này mang dấu gì?
Quảng cáo
Phương trình có hai nghiệm cùng dấu khi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\Delta {\rm{ \;}} > 0}\\{\dfrac{c}{a} > 0}\end{array}} \right.\)
Áp dụng hệ thức Viète tính được \({x_1} + {x_2}\)
Giả sử \({x_1} + {x_2} > 0\), nếu điều giả sử đúng thì phương trình có hai nghiệm phân biệt dương còn nếu điều giả sử sai thì phương trình có hai nghiệm âm phân biệt.
Phương trình \(2{x^2} - \left( {2m - 1} \right)x + m - 1 = 0{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \left( 1 \right)\) có hai nghiệm phân biệt cùng dấu khi \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{\Delta {\rm{ \;}} > 0}\\{\dfrac{c}{a} > 0}\end{array}} \right.\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{{(2m - 1)}^2} - 4.2\left( {m - 1} \right) > 0}\\{\dfrac{{m - 1}}{2} > 0}\end{array}} \right.\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{4{m^2} - 4m + 1 - 8m + 8 > 0}\\{m - 1 > 0}\end{array}} \right.\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{4{m^2} - 12m + 9 > 0}\\{m > 1}\end{array}} \right.\)
\(\;\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{{{(2m - 3)}^2} > 0}\\{m > 1}\end{array}} \right.\)
\(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{2m - 3 \ne 0}\\{m > 1}\end{array}} \right.\) suy ra \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{c}}{m \ne \dfrac{3}{2}}\\{m > 1}\end{array}} \right.\)
Với \(m > 1,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m \ne \dfrac{3}{2}\) thì phương trình đã cho có hai nghiệm cùng dấu.
Áp dụng hệ thức Viète ta có: \({x_1} + {x_2} = \dfrac{{2m - 1}}{2}\)
Giả sử \({x_1} + {x_2} > 0\) hay \(\dfrac{{2m - 1}}{2} > 0\) suy ra \(m > \dfrac{1}{2}\)
Với \(\forall m > 1,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m \ne \dfrac{3}{2}\) thì ta có: \({x_1} + {x_2} > 0\) nên phương trình có hai nghiệm cùng dương.
Với \({x_1} + {x_2} < 0\) hay \(\dfrac{{2m - 1}}{2} < 0\) suy ra \(m < \dfrac{1}{2}\)
Mâu thuẫn với điều kiện: \(m > 1,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m \ne \dfrac{3}{2}.\)
Vậy với \(m > 1,{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} m \ne \dfrac{3}{2}\) thì phương trình đã cho có hai nghiệm cùng dương.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com