Một bãi đỗ xe ô-tô tính phí 60000 cho giờ đầu tiên (hoặc một
Một bãi đỗ xe ô-tô tính phí 60000 cho giờ đầu tiên (hoặc một phần của giờ dầu tiên) và thêm 40000 đồng cho mỗi giờ (hoặc một phần của mỗi giờ) tiếp theo, tối đa là 200000 đồng. Gọi \(C = C(t)\) là hàm số biểu thị chi phí theo thời gian đỗ xe. Các khẳng định sau đúng hay sai?
Đúng | Sai | |
---|---|---|
1) a) Số tiền đỗ xe của một người với thời gian 2,5 giờ là 140000 đồng. | ||
2) b) Hàm số \(C(t)\) liên tục trên \([0; + \infty )\). | ||
3) c) \(\mathop {\lim }\limits_{t \to 3} C(t) = 140000\). | ||
4) d) Khi một người có thời gian đỗ xe tăng dần đến 3 giờ và một người có thời gian đỗ xe giảm dần đến 3 giờ thì chênh lệch chi phí giữa hai người là không thay đổi. |
Đáp án đúng là: 1S, 2S, 3S, 4Đ
Đáp số: a – Sai, b – Sai, c – Sai, d – Đúng.
Theo giả thiết, ta có \(C(t) = \left\{ {\begin{array}{*{20}{l}}{60000}&{{\rm{ khi }}0 \le t \le 1}\\{100000}&{{\rm{ khi }}1 < t \le 2}\\{140000}&{{\rm{ khi }}2 < t \le 3}\\{180000}&{{\rm{ khi }}3 < t \le 4}\\{200000}&{{\rm{ khi }}t > 4.}\end{array}} \right.\)
a) \(C(2,5) = 140000\) đồng vì \(2 < 2,5 < 3\).
b) Ta thấy hàm số bị gián đoạn tại \(t = 1\) (giờ), \(t = 2\) (giờ), \(t = 3\) (giờ), \(t = 4\) (giờ) nên hàm số không liên tục trên \([0; + \infty )\).
c) Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{t \to {3^ - }} C(t) = 140000\) và \(\mathop {\lim }\limits_{t \to {3^ + }} C(t) = 180000\) nên không tồn tại \(\mathop {\lim }\limits_{t \to 3} C(t)\).
d) Nhận thấy khi một người có thời gian đỗ xe tăng dần đến 3 giờ và một người có thời gian đỗ xe giảm dần đến 3 giờ thì chênh lệch chi phí giữa hai người luôn là \(180000 - 140000 = 40000\) (đồng), như vậy chênh lệch chi phí giữa hai người không thay đổi.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com