Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho \(\Delta ABC\) vuông cân tại A, trên cạnh BC lấy điểm M (sao cho \(MB < MC\)), từ M kẻ MD vuông

Câu hỏi số 733001:
Vận dụng

Cho \(\Delta ABC\) vuông cân tại A, trên cạnh BC lấy điểm M (sao cho \(MB < MC\)), từ M kẻ MD vuông góc với AB (D thuộc AB) và ME vuông góc với AC (E thuộc AC);
a) Chứng minh tứ giác ADME là hình chữ nhật.
b) Trên tia đối của tia CA lấy điểm N sao cho \(CN = BD\). Chứng minh \({\rm{CD}}//{\rm{MN}}\).
c) Đường thẳng qua B và song song với DN cắt đường thẳng qua N và song song với AB tại \(K\). Gọi I là giao điểm của DN và MC; P là trung điểm của CK, qua I kẻ đường thẳng song song với AB cắt BK tại Q. Chứng minh: Ba điểm \({\rm{N}},{\rm{P}},{\rm{Q}}\) thẳng hàng.

Quảng cáo

Câu hỏi:733001
Phương pháp giải

a) Chứng minh tứ giác có 3 góc vuông là hình chữ nhật.

b) Chứng minh CDMN là hình bình hành từ đó suy ra CD // MN.

c) Chứng minh NQ là đường trung trực của CK từ đó kết luận ba điểm thẳng hàng.

Giải chi tiết

a) Xét tứ giác ADME có:

\(\angle {AEM} = {90^0}\)

\(\angle {ADM} = {90^0}\)

\(\angle {DAE} = {90^0}\)

Suy ra tứ giác ADME là hình chữ nhật

b) Ta có: \(\angle {DBM} = \angle {ACB}\) (do \(\Delta ABC\) cân tại A); \(\angle {DMB} = \angle {ACB}\) (2 góc đồng vị do DM // AC)

Suy ra \(\angle {DBM} = \angle {DMB}\)

Khi đó \(\Delta BDM\) cân tại D\( \Rightarrow DM = DB\)

Mà \(CN = DB\) (gt) nên \(DM = CN\)

Xét tứ giác CDMN có: \(DM = CN\) và DM // CN

Do đó tứ giác CDMN là hình bình hành

Suy ra CD // MN (đpcm)

c) Xét tứ giác DBKN có: DB // NK (gt), BK // DN (gt)

Do đó tứ giác DBKN là hình bình hành

Suy ra DB = KN

Mà BD = CN (gt) nên CN = KN  (1)

Ta có: \(\angle {ACB} = \angle {ABC} = {45^0}\) (do \(\Delta ABC\) vuông cân tại A)

\(\angle {NCK} = \angle {NKC} = {45^0}\) (do \(\Delta NCK\) vuông cân tại N)

Suy ra \(\angle {BCK} = {180^0} - {45^0} - {45^0} = {90^0}\) hay \(\Delta BCK\) vuông tại C.

Ta chứng minh được Q là trung điểm của BK

Trong \(\Delta BCK\) vuông tại C có CQ là đường trung tuyến nên CQ = BQ = KQ   (2)

Từ (1) và (2) suy ra NQ là đường trung trực của CK

Do đó NQ đi qua trung điểm của CK, mà P là trung điểm của CK nên ba điểm N,P,Q thẳng hàng (đpcm).

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com