Sự phát triển chiều cao của cây Bạch Đàn (đơn vị: mét) được tính
Sự phát triển chiều cao của cây Bạch Đàn (đơn vị: mét) được tính theo công thức sau: \(H(t) = 25 - 24 \cdot {e^{ - 0,1t}},t \ge 0\) (t là thời gian tính theo năm kể từ lúc bắt đầu trồng cây)
Đúng | Sai | |
---|---|---|
1) Chiều cao ban đầu của cây là 2 mét. | ||
2) Chiều cao của cây sau 2 năm xấp xỉ 5,35 mét. | ||
3) Sau gần 16 năm chiều cao của cây sẽ bằng \(80\% \) chiều cao tối đa của nó. | ||
4) Để chiều cao của cây hơn 7 mét thì số năm trồng cây tối thiểu gần 3 năm. |
Đáp án đúng là: 1S, 2Đ, 3Đ, 4Đ
Quảng cáo
a) Thay \(t = 0\) vào hàm số
b) Thay \(t = 2\) vào hàm số
c) Tìm \(\mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } \left( {25 - 24.{e^{ - 0,1t}}} \right)\) và so sánh
d) Giải bất phương trình \(25 - 24.{e^{ - 0,1.t}} > 7\)
Với \(t = 0 \Rightarrow H(0) = 25 - 24.{e^0} = 1\) nên chiều cao ban đầu của cây là 1 mét nên khẳng định a sai
Sau 2 năm tức là \(t = 2\) thì chiều cao của cây là \(H(2) = 25 - 24.{e^{ - 0,1.2}} = 5,35\) mét nên khẳng định b đúng
Ta có \(\mathop {\lim }\limits_{t \to + \infty } \left( {25 - 24.{e^{ - 0,1t}}} \right) = 25\) nên chiều cao tối đa của cây là 25 mét nên \(80\% .25 = 20\) mét
Sau 16 năm tức là \(t = 16\) thì chiều cao của cây là \(H(16) = 25 - 24.{e^{ - 0,1.16}} = 20,15\) mét nên khẳng định c đúng
Để chiều cao lớn hơn 7 mét thì \(25 - 24.{e^{ - 0,1.t}} > 7 \Leftrightarrow {e^{ - 0,1.t}} < \dfrac{3}{4} \Leftrightarrow - 0,1t < \ln \dfrac{3}{4} \Leftrightarrow t > 2,87\)
Suy ra khẳng định d đúng
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com