Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Một đoạn mạch AB gồm nguồn điện có điện áp U nối với điện trở \(r = 8\,\,\Omega \) như

Câu hỏi số 694614:
Vận dụng cao

Một đoạn mạch AB gồm nguồn điện có điện áp U nối với điện trở \(r = 8\,\,\Omega \) như hình 3. Bỏ qua điện trở của dây nối và điện trở chỗ tiếp xúc trong tất cả các trường hợp.

1) Mắc vào hai đầu A, B một bóng đèn ghi 8 V – 4 W. Giá trị điện áp U thoả mãn điều kiện nào để dòng điện chạy qua đèn đạt từ 95% đến 105% dòng điện định mức của đèn? Coi điện trở của bóng đèn không đổi và đèn không bị "cháy".

2) Đặt điện áp U = 20 V luôn không đổi:

a) Tháo bỏ bóng đèn khỏi 2 đầu A, B. Mắc vào A, B bộ 4 điện trở giống nhau có cùng giá trị \(R = 6\,\,\Omega \). Hãy xác định cách ghép 4 điện trở R để công suất trên bộ 4 điện trở này đạt giá trị lớn nhất; nhỏ nhất.

b) Tháo bỏ 4 điện trở R khỏi 2 đầu A, B. Cho n điểm theo thứ tự \({A_1},\,\,{A_2},\,\,...,\,\,{A_n}\,\,\left( {n > 8} \right)\) tạo thành các đỉnh của một đa giác đều. Giữa hai điểm liên tiếp mắc điện trở \({R_0} = 4\,\,\Omega \), tạo thành vòng điện trở khép kín. Mắc hai đầu A, B vào cặp đỉnh \({A_1},\,\,{A_3}\) hoặc cặp đỉnh \({A_1},\,\,{A_6}\) thì tổng công suất tiêu thụ trên vòng điện trở như nhau. Tính n.

c) Tháo bỏ vòng điện trở khỏi hai đầu A, B. Mắc vào A, B động cơ điện một chiều có điện trở tổng cộng là \(R' = 12\,\,\Omega \). Động cơ kéo một vật có trọng lượng P = 50 N chuyển động thẳng đều theo phương thẳng đứng với tốc độ v. Bỏ qua mọi ma sát và lực cản. Tìm tốc độ lớn nhất của vật.

Câu hỏi:694614
Phương pháp giải

Điện trở của bóng đèn: \({R_d} = \dfrac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}}\)

Công suất tiêu thụ của điện trở: \(P = {I^2}R = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

Giải chi tiết

1) Điện trở của bóng đèn là:

\({R_d} = \dfrac{{{U_{dm}}^2}}{{{P_{dm}}}} = \dfrac{{{8^2}}}{4} = 16\,\,\left( \Omega  \right)\)

Cường độ dòng điện định mức của bóng đèn là:

\({I_{dm}} = \dfrac{{{P_{dm}}}}{{{U_{dm}}}} = \dfrac{4}{8} = 0,5\,\,\left( A \right)\)

Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là:

\(I = \dfrac{U}{{r + R}} = \dfrac{U}{{8 + 16}} = \dfrac{U}{{24}}\)

Theo đề bài ta có:

\(\begin{array}{l}0,95{I_{dm}} < I < 1,05{I_{dm}}\\ \Rightarrow 0,95.0,5 < \dfrac{U}{{24}} < 1,05.0,5\\ \Rightarrow 11,4 < U < 12,6\,\,\left( V \right)\end{array}\)

2) a) Gọi điện trở tương đương của bộ điện trở là \({R_0}\)

Điện trở của bộ điện trở lớn nhất khi các điện trở ghép nối tiếp: và đạt giá trị nhỏ nhất khi các điện trở ghép song song:

\(\dfrac{R}{4} \le {R_0} \le 4R \Rightarrow \dfrac{6}{4} \le {R_0} \le 4R \Rightarrow 1,5\Omega  \le {R_0} \le 24\Omega \)

Cường độ dòng điện trong mạch điện là:

\(I = \dfrac{U}{{r + {R_0}}} = \dfrac{{20}}{{8 + {R_0}}}\)

Công suất tiêu thụ của bộ điện trở là:

\(P = {I^2}{R_0} = \dfrac{{{{20}^2}{R_0}}}{{{{\left( {8 + {R_0}} \right)}^2}}} = \dfrac{{400}}{{{R_0} + \dfrac{{64}}{{{R_0}}} + 16}}\)

Xét biểu thức: \(y = {R_0} + \dfrac{{64}}{{{R_0}}}\)

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy, ta có:

\({R_0} + \dfrac{{64}}{{{R_0}}} \ge 2\sqrt {64} \)  (dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow {R_0} = \dfrac{{64}}{{{R_0}}} \Rightarrow {R_0} = 8\,\,\Omega \))

\( \Rightarrow {y_{\min }} = 16 \Rightarrow {P_{\max }} = \dfrac{{400}}{{16 + 16}} = 12,5\,\,\left( W \right)\)

Để điện trở tương đương của bộ điện trở bằng \(8\Omega \), bộ điện trở gồm bộ 3 điện trở mắc song song mắc nối tiếp với điện trở còn lại

+ Khi \({R_0} = 1,5\Omega  \Rightarrow y = \dfrac{{265}}{6} \Rightarrow P \approx 6,65\,\,\left( W \right)\)

+ Khi \({R_0} = 24\Omega  \Rightarrow y = \dfrac{{80}}{3} \Rightarrow P = 9,375\,\,\left( W \right)\)

Vậy \({P_{\min }} = 6,65\,\,\left( W \right) \Leftrightarrow {R_0} = 1,5\,\,\Omega  \to \) 4 điện trở mắc song song

b) Với hai giá trị điện trở tương đương \({R_1},\,\,{R_2}\), công suất tiêu thụ của đoạn mạch có giá trị như nhau, ta có:

\(\begin{array}{l}{R_1} + \dfrac{{64}}{{{R_1}}} = {R_2} + \dfrac{{64}}{{{R_2}}}\\ \Rightarrow {R_1} - {R_2} = \dfrac{{64\left( {{R_1} - {R_2}} \right)}}{{{R_1}{R_2}}}\\ \Rightarrow {R_1}{R_2} = 64\,\,\left( 1 \right)\end{array}\)

Khi mắc hai đầu A, B vào cặp đỉnh \({A_1},\,\,{A_3}\), điện trở tương đương của đoạn mạch được xác định bởi:

\(\dfrac{1}{{{R_1}}} = \dfrac{1}{{2{R_0}}} + \dfrac{1}{{\left( {n - 2} \right){R_0}}} \Rightarrow {R_1} = \dfrac{{2\left( {n - 2} \right){R_0}}}{n}\)

Khi mắc hai đầu A, B vào cặp đỉnh \({A_1},\,\,{A_6}\), ta có:

\(\dfrac{1}{{{R_2}}} = \dfrac{1}{{5{R_0}}} + \dfrac{1}{{\left( {n - 5} \right){R_0}}} \Rightarrow {R_2} = \dfrac{{5\left( {n - 5} \right){R_0}}}{n}\)

Điều kiện: \(n \ge 5\)

Thay vào (10 ta có:

\(\begin{array}{l}\dfrac{{2\left( {n - 2} \right){R_0}}}{n}.\dfrac{{5\left( {n - 5} \right){R_0}}}{n} = 64\\ \Rightarrow 10.\left( {n - 2} \right)\left( {n - 5} \right){.4^2} = 64{n^2}\\ \Rightarrow 2,5\left( {{n^2} - 7n + 10} \right) = {n^2}\\ \Rightarrow 1,5{n^2} - 17,5n + 25 = 0\\ \Rightarrow \left[ \begin{array}{l}n = 10\,\,\left( {t/m} \right)\\n \approx 1,7\,\,\left( {loai} \right)\end{array} \right.\end{array}\)

Vậy n = 10

c) Cường độ dòng điện trong mạch là:

\(I = \dfrac{U}{{r + R'}} = \dfrac{{20}}{{8 + 12}} = 1\,\,\left( A \right)\)

Công suất tiêu thụ của động cơ là:

\(P' = {I^2}R' = {1^2}.12 = 12\,\,\left( W \right)\)

Để vật chuyển động đều, lực kéo vật có độ lớn là:

F = P = 50 (N)

Tốc độ chuyển động của vật là:

\(v = \dfrac{{P'}}{F} = \dfrac{{12}}{{50}} = 0,24\,\,\left( {m/s} \right)\)

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com