Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Khí
Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí cacbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Khí carbonic được lá cây hấp thụ từ không khí, nước được rễ cây hút từ đất. Chất diệp lục (chloropyll) hấp thụ năng lượng của ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp.
Tinh bột có rất nhiều trong các loại hạt như lúa mì, ngô, …; trong các loại củ như khoai, sắn, …; trong các loại quả như chuối xanh, táo, …; là một trong những thức ăn cơ bản của con người.
Tinh bột là một polysaccharide; là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội, tan trong nước nóng tạo thành dung dịch hồ tinh bột. Hồ tinh bột làm iodine chuyển sang màu xanh tím.
Trả lời cho các câu 702688, 702689, 702690 dưới đây:
Phương trình hóa học của quá trình quang hợp có thể viết là:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào kiến thức đã học về tinh bột và kiến thức được cung cấp ở phần đề bài.
Phương trình hóa học của quá trình quang hợp có thể viết là:
6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[{chloropyll}]{{a/s}}$ (C6H10O5)n + 6nO2.
Sau khi học xong bài Tinh bột, Lan được biết "Iodine là thuốc thử của hồ tinh bột". Lúc nấu cơm, Lan đã chắt một ít nước cơm ra bát con, sau đó nhỏ vào đó vài giọt dung dịch iodine thì không thấy màu xanh tím. Lan để chiếc bát đó đến hôm sau để mang đến lớp hỏi cô giáo, nhưng trước khi đi học nhìn vào bát nước cơm lại thấy có màu xanh tím. Em hãy giải thích giúp Lan.
Đáp án đúng là: B
Dựa vào kiến thức đã học về tinh bột.
Do ở điều kiện thường, tinh bột có cấu tạo mạch hở ở dạng xoắn có lỗ rỗng nên hấp phụ iodine cho màu xanh tím, còn ở nhiệt độ cao cấu trúc xoắn duỗi ra nên không hấp phụ được iodine.
Phản ứng tổng hợp glucose trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 2813 kJ cho mỗi mol glucose tạo thành:
6CO2 + 6H2O + 2813 kJ → C6H12O6 + 6O2
Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucose. Với 1 ngày nắng (từ 6 giờ - 17 giờ) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng glucose tổng hợp được là bao nhiêu?
Đáp án đúng là: B
- Tính thời gian chiếu sáng trong 1 ngày.
- Tính năng lượng mặt trời 1 cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày.
- Tính năng lượng mặt trời 1 m2 = 104 cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày.
- Tính năng lượng sử dụng cho phản ứng tổng hợp glucose.
- Tính số mol glucose tổng hợp được.
- Tính khối lượng glucose tổng hợp được.
- Thời gian chiếu sáng trong 1 ngày là: 17 - 6 = 11 (giờ) = 660 phút.
- Năng lượng mặt trời 1 cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày là: 2,09.660 = 1379,4 (J).
- Năng lượng mặt trời 1 m2 = 104 cm2 lá xanh nhận được từ mặt trời trong 1 ngày là: 1379,4.104 = 13794 (kJ).
- Năng lượng sử dụng cho phản ứng tổng hợp glucose là: 13794.10% = 1379,4 (kJ).
- Số mol glucose tổng hợp được là: 1379,4 : 2813 = 0,490366 mol.
- Khối lượng glucose tổng hợp được là: 0,490366.180 = 88,2659 gam ≈ 88,3 gam
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com