Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M

Câu hỏi số 725214:
Vận dụng

Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphtalein được tiến hành như sau:

+ Burette (loại 25 mL) đã được đổ đẩy đến vạch 0 bằng dung dịch NaOH và chắc chắn không còn bọt khí trong burette. Cho 10 mL dung dịch chuẩn HCl vào bình tam giác (loại 100 mL), thêm 2 giọt chỉ thị phenolphthalein.

+ Mở khóa burette để nhỏ từ từ giọt dung dịch NaOH vào bình tam giác, đồng thời lắc đều bình. Tiếp tục nhỏ dung dịch NaOH (vẫn duy trì lắc đều bình) tới khi dung dịch trong bình chuyển từ không màu sang màu hồng và bền trong ít nhất 20 giây thì kết thúc chuẩn độ (khóa burette). Ghi lại thể tích đã dùng. Lặp lại ít nhất 3 lần.


Hãy cho biết những phát biểu sau là đúng hay sai?

Đúng Sai
1) Bản chất của phản ứng chuẩn độ trên như sau: H+ + OH ⟶ H2O.
2) Có thể thay dung dịch chuẩn HCl bằng dung dịch HNO3 có thu được kết quả chuẩn độ có sai số nhỏ hơn.
3) Có thể hoán đổi vị trí giữa hai dung dịch NaOH và HCl để thu được kết quả chuẩn độ có sai số nhỏ hơn.
4) Giả sử khi kết thúc chuẩn độ, thể tích dung dịch NaOH (tính trung bình sau 3 lần chuẩn độ) đã sử dụng ở burette là 10,27 mL, nồng độ của dung dịch NaOH là 0,097M.

Đáp án đúng là: 1Đ, 2S, 3S, 4Đ

Câu hỏi:725214
Phương pháp giải

Dựa vào lí thuyết về phương pháp chuẩn độ acid - base.

Giải chi tiết

a) đúng, vì phản ứng chuẩn độ giữa HCl + NaOH ⟶ NaCl + H2O có bản chất: H+ + OH ⟶ H2O.

b) sai, vì không nên thay dung dịch chuẩn HCl bằng dung dịch HNO3 vì HNO3 không bền, khi có ánh sáng dễ bị phân hủy nên không dùng trong chuẩn độ acid – base vì sẽ làm lệch kết quả phân tích (sai số lớn hơn).

c) sai, vì không nên hoán đổi vị trí giữa hai dung dịch NaOH và HCl.

Giải thích: Dung dịch NaOH ở trên burette để giảm diện tích tiếp xúc và phản ứng với khí CO2 và các acidic oxides khác trong không khí. Điều này xuất phát từ thao tác thí nghiệm. Khi chuẩn độ thì tay của người làm sẽ liên tục lắc bình tam giác. Nếu như để NaOH trong bình tam giác sẽ dễ phản ứng với các acidic oxide như CO2, từ hơi thở của mình chẳng hạn, có thể dẫn đến sai số của phép đo đồng thời bảo đảm sự bền màu của thuốc thử trong dung dịch chuẩn độ, giúp quan sát rõ hiện tượng và từ đó xác định được thời điểm dừng chuẩn độ. Thực tế, khi chuẩn độ NaOH bởi oxalic acid với phenolphtalein thì NaOH cũng được cho vào burette.

d) đúng, vì phương trình hóa học: NaOH + HCl → NaCl + H2O

Thể tích NaOH đã dùng là 10,27 mL.

\({n_{HCl}}\)= 0,1.10.103 = 0,001 mol ⟶ \({n_{NaOH}}\)= 0,001 mol

⟶ \({C_{M\;dd\;{\rm{NaOH}}}} = \dfrac{{0,001}}{{10,{{27.10}^{ - 3}}}} = 0,097\;M\)

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com