Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:

 “Các ông bà bắt thằng Canh hộ tôi! Nó ăn cắp.

Người ta huỳnh huỵch. Tán loạn.

Mặc kệ. Nó nuốt lấy nuốt để. Miếng khoai trôi xuống cổ nó phình ra. Nó lại vội vàng ngoạm miếng nữa, nhai ngấu nghiến.

Bà hàng ôm chặt lấy chân nó. Nó khỏe hơn, giằng ra được. Người ta xúm lại, tóm ngang lưng nó. Nó không chạy. Nhưng nó vẫn nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó không nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng. Rồi lại hấp tấp ngốn luôn miếng nữa.

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”.

(Nguyễn Công Hoan, Bữa no đòn)

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 16 đến câu 20:

 “Các ông bà bắt thằng Canh hộ tôi! Nó ăn cắp.

Người ta huỳnh huỵch. Tán loạn.

Mặc kệ. Nó nuốt lấy nuốt để. Miếng khoai trôi xuống cổ nó phình ra. Nó lại vội vàng ngoạm miếng nữa, nhai ngấu nghiến.

Bà hàng ôm chặt lấy chân nó. Nó khỏe hơn, giằng ra được. Người ta xúm lại, tóm ngang lưng nó. Nó không chạy. Nhưng nó vẫn nhai, vẫn nuốt. Rồi biết thế nguy, nó không nhai, trợn mắt lên để nuốt chửng. Rồi lại hấp tấp ngốn luôn miếng nữa.

Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”.

(Nguyễn Công Hoan, Bữa no đòn)

Quảng cáo

Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phong cách nghệ thuật nào? 

A. Trữ tình.

B. Hiện thực.

C. Lãng mạn.

D. Bi hùng.

Câu hỏi : 457591
Phương pháp giải:

Căn cứ vào nội dung đoạn trích

  • Đáp án : B
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Đoạn văn được trích từ tác phẩm “Một bữa no đòn” của nhà văn Nguyễn Công Hoan sáng tác năm 1934. Tác phẩm được viết theo phong cách hiện thực đã tái hiện, khắc họa, vạch trần hiện thực xã hội thông qua ngòi bút vừa hiện thực vừa trào phúng.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 2:

Thằng Canh - đứa trẻ ăn cắp khoai - có hành vi ứng xử như thế nào khi bị vây bắt và hành vi đó thể hiện điều gì?

A. Đứa trẻ bỏ chạy thục mạng, thể hiện nỗi sợ hãi.

B. Đứa trẻ trốn vào chỗ khuất, thể hiện sự khôn ngoan, lém lỉnh.

C. Đứa trẻ vu oan cho người khác, thể hiện sự gian trá.

D. Đứa trẻ hứng trận đòn để ăn trọn miếng khoai, thể hiện sự đói khát đến tận cùng.

Câu hỏi : 457592
Phương pháp giải:

Đọc kỹ nội dung đoạn trích

  • Đáp án : D
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Thằng bé chấp nhận chịu đánh đòn để được ăn. Điều đó thể hiện cho một hiện thực đau lòng, khi con người đã đói khát đến tận cùng người ta có thấy làm bất cứ điều gì, kể cả sự hành hạ về thể xác và tinh thần để lấp đầy cái bụng rỗng của mình.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 3:

“Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng kiểu câu:

A. sai ngữ pháp.

B. rút gọn.

C. cảm thán.

D. đặc biệt.

Câu hỏi : 457593
Phương pháp giải:

Căn cứ bài Câu đặc biệt.

  • Đáp án : D
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Câu đặc biệt là câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ.

    Các câu trong đoạn: “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó” là câu đặc biệt nhằm liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 4: Câu trả lời nào sau đây không thể hiện tác dụng nghệ thuật của đoạn văn: “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó”?

A. Tạo ra nhịp điệu dồn dập và sắc thái mạnh mẽ của đoạn văn.

B. Làm bật lên tình cảnh khổ sở, đáng thương của đứa trẻ côi cút và đói rách.

C. Thể hiện bút pháp miêu tả mang tính hiện thực, khách quan.

D. Lên án một cách mạnh mẽ hành vi ăn cắp xấu xa của đứa trẻ.

Câu hỏi : 457594
Phương pháp giải:

Phân tích, tổng hợp.

  • Đáp án : D
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Đoạn văn: “Chửi. Kêu. Đấm. Đá. Thụi. Bịch. Cẳng chân. Cẳng tay. Như mưa vào đầu. Như mưa vào lưng. Như mưa vào chân nó” đã tạo ra nhịp điệu dồn dập và sắc thái mạnh mẽ làm bật lên tình cảnh khổ sở, đáng thương của đứa trẻ côi cút và đói rách. Đoạn văn đã thể hiện bút pháp miêu tả mang tính hiện thực, khách quan.

    => Đoạn văn không lên án hành vi ăn cắp xấu xa của đứa trẻ.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Câu 5:

Câu trả lời nào sau đây là nội dung không được đề cập trong đoạn văn trên?

A. Đám đông tàn nhẫn, cạn kiệt tình thương đã dồn đuổi và trừng phạt đứa trẻ một cách hung bạo.

B. Đứa trẻ sống trong cảnh nghèo đói, khổ sở cùng kiệt đến mức sẵn sàng chấp nhận nỗi đau thân xác để đổi lấy miếng ăn.

C. Đứa trẻ bồng bột, nông nổi, chỉ vì tham ăn mà có hành vi xấu dù được sống trong hoàn cảnh sung túc.

D. Tình trạng đói nghèo đã khiến cho con người sống trong xã hội Việt Nam trước năm 1945 trở nên tàn ác, đánh mất tình thương đồng loại.

Câu hỏi : 457595
Phương pháp giải:

Đọc kỹ, phân tích, lý giải.

  • Đáp án : C
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Tác phẩm Bữa no đòn của Nguyễn Công Hoan là một tác phẩm phản ảnh hiện thực của xã hội đương thời. Tác phẩm đã khắc họa tình trạng đói nghèo đã khiến cho con người sống trong xã hội Việt Nam trước năm 1945 trở nên tàn ác, đánh mất tình thương đồng loại. Bên cạnh đó nhà văn cũng thể hiện cái nhìn đầy thương xót đối với kiếp người trong cảnh nghèo đói, khổ sở cùng kiệt đến mức họ sẵn sàng chấp nhận nỗi đau thân xác để đổi lấy miếng ăn.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com