Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho biểu thức \(A = \dfrac{{x - 4}}{{\sqrt x  + 1}}\) và \(B = \dfrac{{\sqrt x  + 1}}{{\sqrt x  - 2}} +

Cho biểu thức \(A = \dfrac{{x - 4}}{{\sqrt x  + 1}}\) và \(B = \dfrac{{\sqrt x  + 1}}{{\sqrt x  - 2}} + \dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{1 - \sqrt x }} + \dfrac{{\sqrt x  - 4}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  - 2} \right)}}\)

Trả lời cho các câu 564889, 564890, 564891 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu

Tính giá trị của biểu thức \(A\) khi \(x = 16\).

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:564890
Phương pháp giải

Tìm ĐKXĐ của biểu thức \(A\) và biểu thức \(B\)

Với \(x = 16\) (tmđk) thay vào biểu thức \(A\) và tính.

Giải chi tiết

ĐKXĐ: \(x \ge 0;x \ne 1;x \ne 4\)

Với \(x = 16\) (tmđk) thay vào \(A\) ta được: \(A = \dfrac{{16 - 4}}{{\sqrt {16}  + 1}} = \dfrac{{12}}{{4 + 1}} = \dfrac{{12}}{5}\)

Vậy \(x = 16\) thì \(A = \dfrac{{12}}{5}\)

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu

Rút gọn biểu thức \(B\).

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:564891
Phương pháp giải

Xác định mẫu thức chung

Thực hiện các phép tính với các phân thức đại số

Giải chi tiết

\(B = \dfrac{{\sqrt x  + 1}}{{\sqrt x  - 2}} + \dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{1 - \sqrt x }} + \dfrac{{\sqrt x  - 4}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  - 2} \right)}}\) với \(x \ge 0;x \ne 1;x \ne 4\)

\(\begin{array}{l} = \dfrac{{\sqrt x  + 1}}{{\sqrt x  - 2}} - \dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  - 1}} + \dfrac{{\sqrt x  - 4}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  - 2} \right)}}\\ = \dfrac{{\left( {\sqrt x  + 1} \right)\left( {\sqrt x  - 1} \right) - \left( {\sqrt x  + 2} \right)\left( {\sqrt x  - 2} \right) + \left( {\sqrt x  - 4} \right)}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  - 2} \right)}}\\ = \dfrac{{x - 1 - x + 4 + \sqrt x  - 4}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  - 2} \right)}}\\ = \dfrac{{\sqrt x  - 1}}{{\left( {\sqrt x  - 1} \right)\left( {\sqrt x  - 2} \right)}}\\ = \dfrac{1}{{\sqrt x  - 2}}\end{array}\)

Vậy \(B = \dfrac{1}{{\sqrt x  - 2}}\) với \(x \ge 0;x \ne 1;x \ne 4\)

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Tìm \(x\) để biểu thức \(M = A.B\) nhận giá trị nguyên.

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi:564892
Phương pháp giải

Tìm miền chặn của biểu thức \(M\) để tìm được giá trị \(M\) nguyên

Với \(M\) nguyên tìm được \(x\) thỏa mãn

Giải chi tiết

Ta có: \(M = A.B = \dfrac{{x - 4}}{{\sqrt x  + 1}}.\dfrac{1}{{\sqrt x  - 2}} = \dfrac{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}{{\left( {\sqrt x  + 1} \right)\left( {\sqrt x  - 2} \right)}} = \dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  + 1}}\)

              \(M = \dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  + 1}} = \dfrac{{\sqrt x  + 1 + 1}}{{\sqrt x  + 1}} = 1 + \dfrac{1}{{\sqrt x  + 1}}\)

Vì \(x \ge 0 \Rightarrow 1 + \dfrac{1}{{\sqrt x  + 1}} > 1\)

\( \Rightarrow M > 1\)

Vì \(x \ge 0 \Rightarrow \sqrt x  + 1 \ge 1\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \dfrac{1}{{\sqrt x  + 1}} \le 1\\ \Rightarrow 1 + \dfrac{1}{{\sqrt x  + 1}} \le 2\\ \Rightarrow M \le 2\end{array}\)

Vậy \(1 < M \le 2\), mà \(M\) là số nguyên nên \(M = 2\)

* Với \(M = 2 \Leftrightarrow \dfrac{{\sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  + 1}} = 2\)

\(\begin{array}{l} \Leftrightarrow 2\left( {\sqrt x  + 1} \right) = \sqrt x  + 2\\ \Leftrightarrow 2\sqrt x  + 2 = \sqrt x  + 2\\ \Leftrightarrow \sqrt x  = 0\\ \Leftrightarrow x = 0\left( {tmdk} \right)\end{array}\)

Vậy \(x = 0\) thì \(M = A.B\) là số nguyên.

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com