Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 7: Một

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 7:

Một nhóm học sinh thực hiện đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế ứng với các vật dẫn khác nhau với các dụng cụ: 1 ampe kế, 1 vôn kế, 1 nguồn có thể điều chỉnh được hiệu điện thế (điện trở không đáng kể), hai vật dẫn \({R_1}\) và \({R_2}\) khác nhau, dây dẫn và khóa K.

Thí nghiệm được tiến hành như sau:

- Mạch được mắc như Hình 1.

- Đóng khóa K, điều chỉnh hiệu điện thế của nguồn ta thu được các giá trị của cường độ dòng điện I, chạy qua vật dẫn \({R_1}\), kết quả được ghi trong Bảng 1.

Thay vật dẫn \({R_2}\) vào vị trí của vật dẫn \({R_1}\) và lặp lại thí nghiệm tương tự, ghi kết quả của I và \({R_2}\) vào bảng 1

*Trích sách giáo khoa Vật lí 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống

Trả lời cho các câu 728731, 728732, 728733, 728734, 728735, 728736, 728737, 728738 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết

Nhận xét nào sau đây về mối liên hệ giữa U, I và R là đúng?

Khi đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu \({R_1},\,\,{R_2}\) thì cường độ dòng điện chạy qua hai vật dẫn là:

Đúng Sai
1) bằng nhau
2) khác nhau

Đáp án đúng là: 1S, 2Đ

Câu hỏi:728711
Phương pháp giải

Sử dụng kết quả từ bảng số liệu

Giải chi tiết

Khi đặt cùng một hiệu điện thế vào hai đầu \({R_1},\,\,{R_2}\) thì cường độ dòng điện chạy qua hai vật dẫn là khác nhau

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu

Điền từ thích hợp vào chỗ trống:

Trong hình 1, ampe kế được mắc (1)_____ với vật dẫn để đo cường độ dòng điện, vôn kế được mắc (2)_____ với vật để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Viết đáp án dạng (1), (2).

Đáp án đúng là: nối tiếp, song song

Câu hỏi:728713
Phương pháp giải

Sử dụng lý thuyết các mắc các dụng cụ đo điện

Giải chi tiết

Trong hình 1, ampe kế được mắc nối tiếp với vật dẫn để đo cường độ dòng điện, vôn kế được mắc song song với vật để đo hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Hiệu điện thế của nguồn đo được qua vôn kế là 6V, khi đó cường độ dòng điện qua \({R_2}\) là bao nhiêu?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:728703
Phương pháp giải

Sử dụng dữ kiện từ bảng số liệu

Giải chi tiết

Cường độ dòng điện qua \({R_2}\) là: 1,31 mA

Câu hỏi số 4:
Vận dụng

Khi cường độ dòng điện qua vật 1 có giá trị xấp xỉ bằng 4,58mA thì hiệu điện thế của nguồn khi đó có thế là:

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:728704
Phương pháp giải

Sử dụng dữ kiện từ bảng số liệu

Hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn tỉ lệ với cường độ dòng điện qua vật dẫn

Giải chi tiết

Hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn tỉ lệ với cường độ dòng điện qua vật dẫn, ta có:

\(\dfrac{{{U_1}}}{{{I_1}}} = \dfrac{{{U_2}}}{{{I_2}}} \Rightarrow \dfrac{{{U_2}}}{{{U_1}}} = \dfrac{{{I_2}}}{{{I_1}}} \Rightarrow \dfrac{{{U_2}}}{5} = \dfrac{{4,58}}{{2,17}} \Rightarrow {U_2} \approx 10,55\,\,\left( V \right)\)

Câu hỏi số 5:
Nhận biết

Khi mắc nối tiếp hai vật dẫn, khi đó điện trở của mạch điện được xác định bằng biểu thức nào sau đây?

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi:728705
Phương pháp giải

Điện trở tương đương của đoạn mạch ghép nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)

Giải chi tiết

Điện trở của mạch điện là: \(R = {R_1} + {R_2}\)

Câu hỏi số 6:
Vận dụng

Khi ghép song song hai vật dẫn rồi thay vào vị trí \({R_1}\) và lặp lại các bước thí nghiệm. Khi vôn kế chỉ 8V thì ampe kế sẽ chỉ:

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:728706
Phương pháp giải

Sử dụng thông tin từ bảng dữ liệu

Cường độ dòng điện của đoạn mạch mắc song song: \(I = {I_1} + {I_2}\)

Giải chi tiết

Từ đồ thị ta thấy khi vôn kế chỉ 8V, cường độ dòng điện qua hai vật dẫn tương ứng là:

\(\begin{array}{l}{I_1} = 3,45\,\,mA\\{I_2} = 1,65\,\,mA\end{array}\)

Cường độ dòng điện qua đoạn mạch là:

\(I = {I_1} + {I_2} = 3,45 + 1,65 = 5,1\,\,\left( {mA} \right)\)

Câu hỏi số 7:
Thông hiểu

Đồ thị thể hiện mối quan hệ thể hiện đường đặc trưng U-I của vật rắn có nhiệt độ không đổi là:

Đúng Sai
1) đường parabol
2) đường thẳng đi qua gốc toạ độ

Đáp án đúng là: 1S, 2Đ

Câu hỏi:728714
Phương pháp giải

Sử dụng lý thuyết đồ thị hàm số

Giải chi tiết

Ta thấy U tỉ lệ với I → đồ thị đường đặc trưng U-I là đương thẳng đi qua gốc tọa độ

Câu hỏi số 8:
Vận dụng

Cho 2 vật dẫn \({R_1}\), \({R_2}\) và một hiệu điện thế U không đổi. Mắc \({R_1}\) vào U thì công suất tỏa nhiệt trên \({R_1}\) là 100 W. Mắc nối tiếp \({R_1}\) và \({R_2}\) rồi mắc vào U thì công suất tỏa nhiệt trên \({R_1}\) là 64 W. Tìm tỉ số \(\dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}}\)?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:728707
Phương pháp giải

Công suất tỏa nhiệt: \(P = \dfrac{{{U^2}}}{R}\)

Điện trở của đoạn mạch ghép nối tiếp: \(R = {R_1} + {R_2}\)

Giải chi tiết

Công suất tỏa nhiệt trên điện trở \({R_1}\) khi mắc vào hiệu điện thế U là:

\({P_1} = \dfrac{{{U^2}}}{{{R_1}}} = 100\,\,\left( W \right) \Rightarrow {U^2} = 100{R_1}\)

Khi mắc nối tiếp hai điện trở, điện trở tương đương của mạch điện là:

\(R = {R_1} + {R_2}\)

Cường độ dòng điện trong đoạn mạch là:

\(I = \dfrac{U}{R} = \dfrac{U}{{{R_1} + {R_2}}}\)

Công suất tỏa nhiệt trên điện trở \({R_1}\) là:

\(\begin{array}{l}P = {I^2}{R_1} = \dfrac{{{U^2}{R_1}}}{{{{\left( {{R_1} + {R_2}} \right)}^2}}} \Rightarrow 64 = \dfrac{{100{R_1}^2}}{{{{\left( {{R_1} + {R_2}} \right)}^2}}}\\ \Rightarrow 8\left( {{R_1} + {R_2}} \right) = 10{R_1} \Rightarrow 2{R_1} = 8{R_2}\\ \Rightarrow \dfrac{{{R_1}}}{{{R_2}}} = 4\end{array}\)

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com