Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 86 đến 90: Phạm trù cái cao

Đọc đoạn trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 86 đến 90:

Phạm trù cái cao cả được mỹ học đề ra muộn hơn nhiều hơn so với các phạm trù khác như cái đẹp, cai bi, cái hài. Bởi vì, trước đây người ta thường coi cái cao cả chỉ là một bộ phận của cái bi, hoặc nó gắn với cái đạo đức – cái cao thượng. Chỉ đến thời kỳ Ánh sáng phạm trù cái cao cả lần đầu tiên mới có ý nghĩa độc lập của nó, mặc dù các hiện tượng của cái cao cả được phản ánh trong nghệ thuật cổ đại. Chẳng hạn, như vở kịch của Etsin về “Prômêtê bị xiềng” trên đỉnh Olympia, truyện “Thánh gióng” của Việt Nam đã thể hiện cái cao cả trong nghệ thuật.

Cái cao cả không thuần túy là thuộc phạm trù đạo đức mặc dù, nó khía cạnh đạo đức về những nhân vật lịch sử về vai trò của họ có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Bởi vậy, hành vi đạo đức trong cái thiện - cái ác, lương tâm - trách nhiệm, quyền lợi - nghĩa vụ được thể hiện trong cái cao cả có thể là cái thanh tao – cái thán phục về một nhân cách, một con người. Cái cao cả một mặt, phản ánh những nhân vật lịch sử vĩ đại như những khía cạnh thẩm mỹ, phản ánh tính toàn vẹn, tính miêu tả của các nhân vật lịch sử đó; mặt khác, cái cao cả còn phản ánh tính toàn vẹn, tính hùng vĩ của các hiện tượng tự nhiên.

Cái cao cả khác với cái bi vì trong cái bi có bóng dáng của cái cao cả. Nó là những cái đẹp to lớn, vĩ đại tạm thời bị thất bại gây cho con người tình cảm đồng khổ, thương xót; nhưng nó không đồng nhất với cái đẹp vì cái đẹp là cái hài hoà tạo ra tình cảm khoan khoái. Cái cao cả là cái đẹp lý tưởng, là cái độ to lớn của cái đẹp tạo ra những tình cảm khâm phục, sự ngưỡng mộ và noi theo. Nhiều quan điểm mỹ học cho rằng cái cao cả là cái đẹp vượt trên mức bình thường, là cái đẹp vô tận, là cái đẹp cao nhất.

(Trích “Bản chất cái cao cả”- Đào Duy Thanh)

Trả lời cho các câu 733063, 733064, 733065, 733066, 733067 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Thông hiểu

Phong cách ngôn ngữ của đoạn trích là gì?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:733064
Phương pháp giải

Căn cứ văn bản

Giải chi tiết

Phong cách ngôn ngữ chính: Khoa học

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu

Theo đoạn trích, “cái cao cả” và “cái bi” có mối quan hệ với nhau thế nào?

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:733065
Phương pháp giải

Căn cứ văn bản

Giải chi tiết

Theo đoạn trích, “cái cao cả” và “cái bi” có mối quan hệ độc lập với nhau

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Định nghĩa nào về cái cao cả là KHÔNG chính xác?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:733066
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc.

Giải chi tiết

Định nghĩa “Cái cao cả là cái đẹp độc đáo” về cái cao cả là KHÔNG chính xác.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu

Những cặp phạm trù nào KHÔNG được làm rõ đoạn trích?

Đáp án đúng là:

Câu hỏi:733067
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc.

Giải chi tiết

Những cặp phạm trù cái cao cả - cái hài KHÔNG được làm rõ đoạn trích

Chọn A.

Câu hỏi số 5:
Thông hiểu

Nội dung của đoạn trích trên là gì?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:733068
Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài đọc

Giải chi tiết

Nội dung của đoạn trích trên là: Cách hiểu đúng về cái cao cả.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com