Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:Xử lý nước suối thành nước

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10:

Xử lý nước suối thành nước sạch bằng công nghệ siêu lọc kết hợp vật liệu đa năng

(1) Hà Giang là một trong những tỉnh có lượng mưa lớn nhất cả nước, tuy nhiên, do địa hình chia cắt, nên lượng nước thu được thấp, đặc biệt tại 4 huyện vùng cao núi đá là: Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ. Với địa hình phức tạp, nhiều dãy núi cao nên việc dẫn nước, giữ nước và khai thác tài nguyên này trong tỉnh là tương đối khó khăn. Thời gian thiếu nước sinh hoạt thường kéo dài từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Để có nước phục vụ sinh hoạt, người dân phải đi bộ hàng chục kilomet và chờ hứng nước nửa ngày mới đủ dùng trong 4-5 ngày.

(2) Bên cạnh việc thiếu nước, chất lượng nước sông suối khu vực biên giới tỉnh Hà Giang cũng có xu  hướng giảm sút. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường tổng thể tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011-2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Giang cho thấy,  chất lượng nước sông Lô khu vực cửa khẩu Thanh  Thủy có hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS) vượt giới  hạn cho phép, hàm lượng kim loại nặng như Zn, Fe,  coliform... cao gấp nhiều lần so với các vị trí khác.  Báo cáo cũng cho thấy, các hoạt động sản xuất từ phía Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nhất định tới  chất lượng nước sông Lô.  

(3) Qua khảo sát địa bàn Hà Giang cho thấy, tại xã Ngọc Đường, TP Hà Giang, hàng nghìn người dân thường xuyên phải chịu tình trạng khan hiếm nước  vào mùa khô, nguồn nước kém chất lượng nên đời  sống gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, các doanh trại bộ đội đóng trên địa bàn cũng gặp khó khăn khi  phải dùng chung một nguồn nước lấy từ giếng đào  tầng nông với chất lượng không đảm bảo, trữ lượng  không đáp ứng nhu cầu sinh hoạt.  

(4) Trước thực trạng trên, Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) đã đề xuất và được phê duyệt thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây Bắc cấp nước cho sinh hoạt”. Đề tài thuộc Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước giai đoạn 2013-2018. Mục tiêu của đề tài là xử lý nước suối thành nước sạch bằng công nghệ siêu lọc kết hợp vật liệu đa năng cung cấp cho quân và dân trên địa bàn xã Ngọc Đường, TP Hà Giang.

(5) Sau khi nghiên cứu kỹ địa hình và lựa chọn công  nghệ, các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật và Công  nghệ môi trường đã lựa chọn công nghệ siêu lọc UF  (Ultra Filtration) kết hợp vật liệu đa năng để xử lý  nước tại đập chứa Tà Vải. Lý do lựa chọn công nghệ màng lọc UF là vì màng có kích thước  từ 0,1~0,001  micron ( μ m)  có thể lọc sạch 100% tạp chất, loại bỏ  dầu, mỡ, hydroxit kim loại, chất keo, nhũ tương, chất  rắn lơ lửng và ký sinh trùng, virus, vi khuẩn. Nước  sau lọc bằng công nghệ UF đáp ứng Quy chuẩn kỹ  thuật QCVN 01:2009/BYT. Hơn nữa, màng lọc UF  có giá thành thấp và khả thi hơn so với các công  nghệ lọc khác.

(6) Việc xử lý nước cấp sinh hoạt tại  đập chứa nước Tà Vải, xã Ngọc Đường theo 4 bước:

Bước 1: Dùng keo tụ lắng nước, làm trong nước  lần 1.

Bước 2: Làm trong nước bước 2, kết hợp xử lý  các chất ô nhiễm đặc biệt.

Bước 3: Xử lý nâng cao loại bỏ vi trùng và kim  loại nặng.

Bước 4: Cấp nước ăn uống, sinh hoạt. Kết quả cho thấy, chất lượng nước (18 mẫu) sau  khi xử lý bằng màng lọc UF và sử dụng các vật liệu  (lọc cát kết hợp vật liệu đa năng) đã được kiểm  nghiệm  tại  Phòng  thí  nghiệm  của  Viện  Kỹ  thuật  và Công nghệ môi trường đạt Quy chuẩn kỹ thuật  QCVN 01:2009/BYT.

(7) Việc thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu  ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu  lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây  Bắc cấp nước cho sinh hoạt” có ý nghĩa rất quan  trọng đối với quân và dân ở xã Ngọc Đường, TP  Hà Giang, tỉnh Hà Giang. Bên cạnh mục tiêu an  sinh xã hội, đề tài còn có giá trị về mặt an ninh  - quốc phòng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh  tế - xã hội một cách bền vững cho các địa phương  còn khó khăn thuộc vùng biên giới của Tổ quốc. Mô  hình xử lý nước cho sinh hoạt tại vùng nghiên cứu  hoàn toàn có thể nhân rộng cho một số nơi khan  hiếm nước sinh hoạt về mùa khô ở khu vực miền núi  phía Bắc. Việc triển khai đề tài nghiên cứu ứng dụng  công nghệ mới nhằm giải quyết nhu cầu thiết yếu  về nước sinh hoạt của người dân cho thấy, KH&CN  luôn đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động  của đời sống xã hội. Chỉ có KH&CN mới có thể giải  quyết được các bài toán khó trong nhiều lĩnh vực  khác nhau phục vụ thiết thực cho đời sống xã hội.

(Nguồn: “Xử lý nước suối thành nước sạch bằng công nghệ siêu lọc kết hợp vật liệu đa năng”, ThS Đặng Xuân Thường, TS Nguyễn Phú Duyên, ThS Lê Văn Thạch, Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam, số 11, năm 2017)

Trả lời cho các câu 733233, 733234, 733235, 733236, 733237, 733238, 733239, 733240, 733241, 733242 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết

Nội dung chính được văn bản đề cập là gì?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:733234
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Nội dung chính được văn bản đề cập là: Áp dụng công nghệ siêu lọc để xử lý nước suối trên vùng Hà Giang.

Câu hỏi số 2:
Thông hiểu

Đâu là nhận xét đúng về vấn đề nguồn nước sinh hoạt ở Hà Giang?

Đáp án đúng là: A

Câu hỏi:733235
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Nhận xét đúng về vấn đề nguồn nước sinh hoạt ở Hà Giang: Nguồn nước khó khăn, người dân bị thiếu nước sinh hoạt.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Tại sao Hà Giang lại gặp khó khăn trong vấn đề nguồn nước?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:733236
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Hà Giang lại gặp khó khăn trong vấn đề nguồn nước vì: Địa hình hiểm trở, chia cắt

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu

Chất lượng nước sông suối ở Hà Giang trong tình trạng nào?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:733237
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Chất lượng nước sông suối ở Hà Giang trong tình trạng giảm do hàm lượng chất rắn cao và nhiễm kim loại.

Câu hỏi số 5:
Thông hiểu

Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây Bắc cấp nước cho sinh hoạt là gì?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:733238
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây Bắc cấp nước cho sinh hoạt là: Xử lý nước suối thành nước sạch cung cấp cho quân và dân trên địa bàn.

Câu hỏi số 6:
Nhận biết

Các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật và Công  nghệ môi trường đã lựa chọn công nghệ siêu lọc nào dưới đây?

Đáp án đúng là: B

Câu hỏi:733239
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Các nhà khoa học của Viện Kỹ thuật và Công  nghệ môi trường đã lựa chọn công nghệ siêu lọc UF

Câu hỏi số 7:
Thông hiểu

Việc xử lý nước cấp sinh hoạt tại đập chứa nước Tà Vải được thực hiện theo mấy bước?

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:733240
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Việc xử lý nước cấp sinh hoạt tại đập chứa nước Tà Vải được thực hiện theo 4 bước.

Câu hỏi số 8:
Thông hiểu

Việc thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu  ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu  lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây  Bắc cấp nước cho sinh hoạt” mang lại ý nghĩa về lĩnh vực nào?

Đáp án đúng là: D

Câu hỏi:733241
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Việc thực hiện thành công đề tài “Nghiên cứu  ứng dụng công nghệ màng lọc kết hợp với vật liệu  lọc đa năng để xử lý nước suối vùng biên giới Tây Bắc cấp nước cho sinh hoạt” mang lại ý nghĩa về lĩnh vực an ninh quốc phòng, kinh tế và anh sinh xã hội.

Câu hỏi số 9:
Thông hiểu

Việc triển khai đề tài nghiên cứu ứng dụng  công nghệ mới nhằm giải quyết nhu cầu thiết yếu  về nước sinh hoạt của người dân cho thấy KH&CN có vai trò gì?

Đáp án đúng là: C

Câu hỏi:733242
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Việc triển khai đề tài nghiên cứu ứng dụng  công nghệ mới nhằm giải quyết nhu cầu thiết yếu  về nước sinh hoạt của người dân cho thấy KH&CN có vai trò quan trọng trọng mọi hoạt động  của đời sống xã hội.

Câu hỏi số 10:
Thông hiểu

Việc xử lý nước cấp sinh hoạt tại  đập chứa nước Tà Vải, xã Ngọc Đường theo 4 bước, lựa chọn đáp án sắp xếp đúng các bước

(1) Xử lý nâng cao loại bỏ vi trùng và kim  loại nặng.

(2) Dùng keo tụ lắng nước, làm trong nước  lần 1.

(3) Cấp nước ăn uống, sinh hoạt.

(4) Làm trong nước bước 2, kết hợp xử lý  các chất ô nhiễm đặc biệt.

A. (2) - (3) - (4) - (1)

Câu hỏi:733243
Phương pháp giải

Đọc văn bản, tìm ý.

Giải chi tiết

Việc xử lý nước cấp sinh hoạt tại  đập chứa nước Tà Vải, xã Ngọc Đường theo 4 bước:

- Dùng keo tụ lắng nước, làm trong nước lần 1.

- Làm trong nước bước 2, kết hợp xử lý các chất ô nhiễm đặc biệt.

- Xử lý nâng cao loại bỏ vi trùng và kim loại nặng..

- Cấp nước ăn uống, sinh hoạt.

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com