Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc văn bản sau: Thổn thức gió đồng (Dương Giao Linh) Lược một đoạn: Truyện là dòng kí

Đọc văn bản sau:

Thổn thức gió đồng

(Dương Giao Linh)

Lược một đoạn: Truyện là dòng kí ức của cậu bé tên Lâm, Lâm không sinh ra ở làng nhưng lớn lên ở làng - một vùng ốc đảo hoang vắng với vẻ đẹp nguyên sơ, bình dị. Làng của Lâm trải qua những xảo trộn trong thời kì phát triển kinh tế, dẫn đến nhiều bất ổn... Dì Lam là dì ruột của Lâm, vì thương mẹ mà dì phải chia tay với người mình yêu để lấy chồng gần (một ông chủ xưởng đóng tàu thuyền), làm dâu được một năm thì di xách quần áo bỏ về làng vì không thể sống với con người độc ác đó. Người làng bàn tán. Sau đó, đi Lam bỏ đi biệt xứ.

[...] Tôi trở lại với ruộng đồng, nơi những mảnh ruộng ít ỏi còn lại một năm hai vụ gieo cấy. Người làng tôi từ những người nông dân chỉ biết cấy lúa và trồng rau giờ đi làm thợ xây và làm thuê cho dự án. Cuộc sống bớt lam lũ và cơ cực hơn. Nhưng sao tôi vẫn thấy đầy bắt an khi đi giữa làng quê mình tiếng còi xe và nhạc băng ầm ĩ thay cho những lời hát ru con mỗi buổi trưa hè

[...]

Mẹ tôi đêm nào cũng đóng cửa ngồi tết chổi rơm đến muộn. Sớm mai mang ra chợ bán cũng đủ tiền mua thức ăn qua ngày. Tôi thương đôi bàn tay gầy rặt những xương của mẹ. Qua những vụ mùa mà vẫn còn vương mùi rơm rạ. Những ngôi nhà trong làng đã khang trang, không khí khác trước nhiều lắm. Còn trong ngôi nhà tôi, mọi thứ dường như vẫn thế. Vẫn không gian bình lặng và an yên, như mạch nước ngầm âm ỉ chảy.[...]

Tiếng dép lẹp kẹp dừng trước khoảng sân ngập nắng:

- Lâm!

Tôi ngẩng đầu lên. Trước mặt tôi là người đàn bà mảnh khảnh, hai gò má nhô cao lưa thưa

những đốm tàn nhang. Đôi mắt to đen nhìn tôi.

Tôi tháng thốt:

- Dì Lam!

Dì đứng đó, không chạy lại xoa đầu tôi như ngày bé nữa. Có lẽ vì tôi đã cao lớn lắm rồi.

Giờ dì không còn coi tôi như một thẳng bé buổi sáng dì dắt ra đồng bắt cua, đêm đêm ôm vào lòng đọc truyện cho nghe nữa. Sau mày phút ngỡ ngàng tôi mới nhận ra đứng cạnh đi là một bé gái mặc áo hoa đỏ, thắt hai bím nơ xinh xắn đang tròn xoe mắt nhìn vào tôi.

- Chào anh Lâm đi con!

Con bé ôm hai chân mẹ. Dì Lam bế nó lên, thơm thơm vào má con rồi quay ra tôi. Giọng dì

chầm chậm nhưng rõ từng từ, giống như cái đêm tôi gặp dì ngoài cánh đồng:

- Dì sinh em trong Nam đấy. Tên nó là Cải, hoa cải bên sông làng mình đấy Lâm!

Tôi cười với Cải. Dì đặt tên em nghe cũng buồn quá. Tôi dẫn dì ra giếng, kéo gàu nước đổ vào chậu thau. Dì Lam vốc nước rửa mặt rồi rửa cho Cải. Tôi không hỏi dì về năm tháng đã qua.

Nhìn dì vui với đứa con gái là tôi biết dì vui vẻ lắm. Mẹ tôi vẫn bảo, cá chuối đắm đuối vì con. Đời người đàn bà chẳng gì bằng đứa con mình dứt ruột đẻ ra. Nó là tương lai, là lẽ sống của cả đời người đàn bà. Đàn bà bất hạnh nhất không phải là người đàn bà không được chồng thương yêu mà là người đàn bà không con. Mẹ đã nghe tin dì Lam về từ đầu làng nên dáng vẻ tất tả. Quẳng quang gánh trên vai xuống:

- Dì Lam đâu?

Dì nhìn mẹ. Vẫn đôi mắt to đen bình thản và an vui như nhìn tôi ban nãy. Bao năm rồi tưởng những nỗi giận di vẫn còn chưa nguôi ngoai trong lòng mẹ. Tưởng những nỗi xấu hổ vì có đứa em gái bỏ chồng rồi bỏ cả làng mà đi vẫn còn khiến mẹ không muốn nhìn mặt dì. Vậy mà...mẹ khóc.

Tôi lớn lên chứng kiến bao nhọc nhằn trên vai mẹ mà chưa lần nảo thấy mẹ khóc. Chỉ những mất mát mới làm mẹ rơi nước mắt. Còn giờ đây? Là niềm vui đấy chứ? Sao mẹ khóc? Tôi chạy đến đặt tay lên vai mẹ. Mẹ ngồi xuống thềm, đầu cúi xuống, quệt ngang tay áo. Dì Lam lại gần ôm vai mẹ. Hình như dì không khóc. Đôi mắt dì vẫn bình thản như thế. Từ cái ngày dì quỳ trước mặt bà ngoại xin bà tha tội nhưng nhất quyết không trở lại nhà chồng.

Tháng năm có thể khiến con người ta tiều tụy đi, yếu mòn đi. Nhưng tháng năm lại khiến ý chí của con người ta can trường và bền bỉ. Khi đã đi qua được những nỗi đau, những mất mát lớn nhất của cuộc đời thì ắt hẳn sẽ không có gì khiến con người ta mềm yếu nữa. Nhưng có lẽ cái mất mát lớn nhất ấy là trái tim kia đã đanh chắc lại, ít cảm xúc hơn, như một cách để tự vệ, để không bị tổn thương thêm bất cứ lần nào nữa.

Tôi nhớ dì Lam của tôi những ngày ngồi chong đèn viết thơ và truyện gửi đăng báo. Dì Lam lúc ấy với mái tóc dài luôn được tết gọn gàng. Đôi mắt trong veo nhìn mà cứ như đang cười. Đó là những tháng năm đẹp nhất của dì. Giờ, đi qua thời con gái đi vẫn giữ được thần thái trong ánh mắt. Đó là ánh mắt của người đàn bà đã trải người, đã thấu hiểu sự đời nên bình tâm trước mọi cái. Ông ngoại tôi vẫn bảo, chi cần cái tâm mình an yên, thanh thản là mọi thứ sẽ xuôi hết. Tôi tin cái tâm của dì Lam tôi đã an.

Tôi dỗ em Cải, bế em ra ngoài vườn.

(In trong tập Thổn thức gió đồng, Nhiều tác giả, NXB Hội Nhà văn, 2021, tr.274 - 276)

Chú thích: Tác giả Dương Giao Linh tên thật là Vũ Thị Quỳnh Giao, là hội viên Hội VHNT

Tỉnh Quảng Ninh. Sáng tác của nhà văn là những cảm nhận, suy tư về cuộc sống, về con người và những biến động của thời cuộc...qua đó chuyển tải những triết lí nhân sinh sâu sắc.

Thực hiện các yêu cầu:

Trả lời cho các câu 792190, 792191, 792192, 792193, 792194 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết

Chỉ ra dấu hiệu để xác định ngôi kể trong đoạn trích trên.

Câu hỏi:792191
Phương pháp giải

Vận dụng kiến thức đã học về ngôi kể, phân tích và xác định ngôi kể.

Giải chi tiết

Dấu hiệu để xác định ngôi kể trong đoạn trích: Ngôi kể thứ nhất có dấu hiệu là người kể chuyện xưng “tôi”.

Câu hỏi số 2:
Nhận biết

Liệt kê các chi tiết cho thấy sự thay đổi của làng quê nơi nhân vật "tôi" sống.

Câu hỏi:792192
Phương pháp giải

Đọc phân tích, tìm và xác định hình ảnh phù hợp.

Giải chi tiết

Các chi tiết cho thấy sự thay đổi của làng quê nơi nhân vật “tôi” sống:

- Người dân chuyển từ làm nông nghiệp (cấy lúa, trồng rau) sang làm thợ xây và làm thuê cho dự án.

- Cuộc sống bớt lam lũ và cơ cực hơn về mặt vật chất.

- Âm thanh của làng quê thay đổi: tiếng còi xe và nhạc băng ầm ĩ thay thế những lời hát ru con.

- Những ngôi nhà trong làng trở nên khang trang hơn.

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu

Phân tích tác dụng của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu văn sau: "Tháng năm có thể khiến con người ta tiểu tụy đi, yếu mòn đi. Nhưng tháng năm lại khiến ý chí của con người ta can trường và bền bỉ."

Câu hỏi:792193
Phương pháp giải

Căn cứ bài điệp/đối, xác định và phân tích tác dụng

Giải chi tiết

- Phép tu từ: điệp từ “tháng năm”

- Tác dụng:

+ Tạo nhịp điệu và sự liên kết trong hai câu văn.

+ Nhấn mạnh sự chảy trôi/bước đi của dòng thời gian theo các chiều hướng khác nhau: Thời gian vừa có thể tàn phá, làm suy yếu con người về mặt thể chất, nhưng đồng thời cũng là môi trường để ý chỉ con người được rèn giũa, trở nên mạnh mẽ hơn. Qua đó thể hiện những suy tư, chiêm nghiệm về cuộc sống.

- Phép tu từ: đối lập: tiểu tụy, yếu mòn đi >< can trường và bền bỉ

- Tác dụng:

+ Tăng hiệu quả biểu đạt, tạo điểm nhấn cho văn bản.

+ Làm nổi bật tác động hai mặt của thời gian lên con người có đối tượng sẽ bị thời gian và những thăng trầm cuộc sống hủy hoại làm cho bạc nhược, tiều tụy, yếu mòn nhưng cũng có những người sau thăng trầm chà sát của dòng đời, dòng thời gian họ trở nên cứng cỏi bản lĩnh

+ Thể hiện một quy luật của cuộc sống: những khó khăn và mất mát có thể mang đến sự trưởng thành và bản lĩnh.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu

Phân tích sự phù hợp của điểm nhìn trần thuật trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích.

Câu hỏi:792194
Phương pháp giải

Căn cứ kiến thức về điểm nhìn, phân tích

Giải chi tiết

Sự phù hợp của điểm nhìn trần thuật trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích:

- Chủ đề: tình cảm gia đình, tình yêu quê hương sâu sắc và bản lĩnh sống của con người giữa những biến động của cuộc sống.

- Điểm nhìn ngôi thứ nhất (qua lời kể của nhân vật "tôi") rất phù hợp trong việc thể hiện chủ đề của đoạn trích.

+ Giúp người đọc trực tiếp cảm nhận được những thay đổi của làng quê qua lăng kính của một người gắn bó với nơi đó từ nhỏ, từ đó thấy được tình yêu, nỗi nhớ quê hương tha thiết.

+ Thể hiện tình cảm chân thành, sâu sắc của nhân vật “tôi” dành cho gia đình (cho mẹ, dì Lam, bé Cải): tình yêu thương, thấu hiểu, thấu cảm.

Câu hỏi số 5:
Vận dụng

Cuộc sống ở nhiều vùng nông thôn hiện nay đã và đang thay đổi như vùng quê của nhân vật "tôi". Anh/chị suy nghĩ như thế nào về vấn đề trên? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng).

Câu hỏi:792195
Phương pháp giải

Căn cứ bài đọc hiểu, phân tích.

Giải chi tiết

HS bày tỏ quan điểm của mình; lí giải hợp lí, thuyết phục; không vi phạm các chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

* Gợi ý câu trả lời:

- Sự thay đổi là điều cần thiết, đó là quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Phát triển để nâng cao chất lượng cuộc sống, tiếp cận văn minh và tiến bộ xã hội. Sự thay đổi cơ cấu kinh tế ở nông thôn góp phần vào sự phát triển chung của đất nước, tạo ra những động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.

- Sự thay đổi cần được triển khai thận trọng, cân nhắc, đúng mức, bởi đô thị hóa và công nghiệp hóa có thể làm phai nhạt những giá trị văn hóa truyền thống, những nét đẹp bình dị của làng quê; nảy sinh nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, sự phân hóa giàu nghèo, mất đi sự gắn kết cộng đồng..

Quảng cáo

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>>  2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+ TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM, 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, luyện thi theo 3 giai đoạn: Nền tảng lớp 12, Luyện thi chuyên sâu, Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com