Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh tâm trạng nhân vật Mị và nhân vật Mao trong

Câu hỏi số 792205:
Vận dụng cao

Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) so sánh tâm trạng nhân vật Mị và nhân vật Mao trong hai đoạn trích sau:

“Ngày tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đẩy nhìn người nhảy đồng, người hát. Nhưng lòng My đang sống về ngày trước, tai văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng. Ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mùa xuân đến, Mị uống rượu bên bếp và thổi sáo. Mị uốn chiếc lá trên môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo. Có biết bao nhiêu người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sang núi khác.

Rượu tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả, Mị không biết. Mẹ vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà. Mãi sau Mị mới đứng dậy. Nhưng Mị không bước ra đường. Mị từ từ vào buồng.

Chẳng năm nào A Sử cho Mị đi chơi Tết. My cũng chẳng buồn đi.

Bấy giờ Mị ngồi xuống giường, trông ra cửa sổ lỗ vuông mờ mờ trăng trắng. Từ nãy Mị thấy phơi phới trở lại, trong lòng đột nhiên vui như những đêm Tết ngày trước. Mị trẻ. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi Tết. Huống chi A Sử với Mị, không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay, chứ không buồn nhớ lại nữa. Nhớ lại, chỉ thấy nước mắt ứa ra.

Mà tiếng sáo gọi bạn vẫn lửng lơ bay ngoài đường.”

(Trích Vợ chồng A Phủ, in trong tập truyện Truyện Tây Bắc, Tô Hoài, Nxb Văn học, 1971, tr.135-136)

Ngày ấy cả vùng này biết tiếng cô Mao đẹp người, nết cũng đẹp, con gái bản trên làng dưới không ai dám nhận mình thêu thùa, dệt vải vừa nhanh vừa đẹp như cô. Cả vùng cũng chỉ có nhà anh Chúng chồng đủ bạc trắng, đủ gạo, rượu như bố mẹ Mao thách cưới, vậy là Mao về làm dâu nhà Chúng. Trước ngày cưới, cả đêm tiếng chân ngựa bồn chồn ngoài bờ rào đá làm Mao thức trắng. Mờ sáng thì con ngựa ấy bỏ đi, một lúc sau thì tiếng đàn môi cất lên từ sau hẻm núi. Tiếng đàn môi nghe rất xa. Mao ngồi dậy, nhìn qua ô cửa bé bằng hai bàn tay, thấy ngoài trời mù mịt sương ập xuống mảnh sân, vườn, nhìn từ nhà ra bờ rào đã không thấy rõ. Tiếng đàn môi từ rất xa kia lại giống như mũi tên xuyên qua sương dày đặc, lao đến. Tiếng đàn môi buồn rầu, trách móc. Mao lặng lẽ khóc, từ hôm ấy Mao không bao giờ nghe tiếng đàn môi dành cho riêng mình nữa.

Sau ngày cưới một năm, hai năm, rồi ba năm, chờ mãi mà vợ chồng Mao vẫn chưa có con. Lúc đầu nhà chồng còn chạy tìm thầy tìm thuốc sau thấy không làm được gì đành thôi. Bố chồng, mẹ chồng nối nhau đi, thương con dâu như con gái nên không đành mở miệng bảo con trai đi tìm vợ mới, dù cả họ chỉ còn mỗi một người đàn ông trẻ nhất là Chúng.

(Trích Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, in trong tập truyện ngắn cùng tên của Đỗ Bích Thuý; NXB Văn học, 2021, tr.139-140)

*

Vợ chồng A Phủ viết năm 1953, là một truyện ngắn hay của nhà văn Tô Hoài về đề tài Tây Bắc. Truyện kể về cô Mị đẹp, có tài thổi sáo và đã có người yêu. Nhà Mị nghèo, vì món nợ của cha mẹ mà bị nhà thống lý Pá Tra lừa bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lý. Hồi mới về làm dâu, Mị còn cảm thấy đau khổ và muốn chết, nhưng thương bố, Mị quay trở lại làm dâu nhà Pá Tra. Từ đó My dần quen khổ, mỗi ngày một lầm lì, không nói cho đến khi mùa xuân đến...

* Tiếng đàn môi sau bờ rào đá được Đỗ Bích Thuý viết vào khoảng những năm 2000. Cô Mao đẹp người đẹp nết lấy anh. Chúng vì Chúng là người duy nhất chồng đủ bạc đủ rượu. Tuy không có con với Mao song Chúng vẫn giữ lại Mao ở lại nhà làm bổn phận Mẹ Già trông nom con cái của Chúng với người đàn bà khác. Trước cuộc sống đi ngang về tắt của chồng, Mao bắt đầu khắc khoải về tiếng đàn môi của người thương...

Quảng cáo

Câu hỏi:792205
Phương pháp giải

- Vận dụng kiến thức đã học về viết bài văn nghị luận.

- Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn lí lẽ và dẫn chứng.

Giải chi tiết

Có thể triển khai theo hướng:

a. Đảm bảo được yêu cầu về hình thức, bố cục, dung lượng bài văn

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của kiểu bài nghị luận văn học so sánh và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

- Phân tích, so sánh được những điểm tương đồng và khác biệt trong tâm trạng hai nhân vật My và Mao trong hai đoạn trích.

c. Viết được bài văn nghị luận đảm bảo các yêu cầu: Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau, bố cục bài văn linh hoạt, so sánh, đánh giá được đối tượng. Sau đây là gợi ý về cách triển khai và một số nội dung cụ thể:

1. Giới thiệu chung về 2 tác phẩm, nhân vật và tâm trạng hai nhân vật trong hai đoạn trích.

- Vợ chồng A Phủ, và Tiếng đàn môi sau bờ rào đã ra đời ở hai thời điểm khác nhau nhưng đều viết về cuộc sống, thân phận, tính cách của người vùng cao.

- Mị trong Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Mao trong truyện Tiếng đàn môi sau bờ rào đủ của Đỗ Bích Thuỷ đều là những nhân vật xuất sắc của hai tác phẩm.

- Khái quát chung về tâm trạng 2 nhân vật.

2. Thân bài

* Điểm tương đồng

- Tâm trạng hai nhân vật:

+ Cả hai nhân vật đều toát lên vẻ âm thầm lặng lẽ, kim nên xót xa của người cam chịu: My uống rượu say nhưng lại hành động như thói quen của người giam mình trong buồng tối ("lại bước vào buồng", ""lại nhìn ra cửa sổ);

Mao hiện lên lặng lẽ giam minh sau những cánh cửa nhà chồng, từ hồi lấy Chúng. Cho dù không có con, Mao cam phận ở lại làm mẹ Giả, làm người giữ cửa, nuôi những đứa con của Chúng với người đàn bà khác.

+ Bên trong hai nhân vật Mị và Mao đều có những khao khát hạnh phúc, yêu thương thầm kín: Mùa xuân đến, nghe tiếng sáo Mị nhớ lại tuổi trẻ, Mị uống rượu say và muốn được đi chơi, ý thức được mình còn trẻ còn có quyền được sống; còn Mao vẫn khắc khoải về tiếng khèn môi của người thương.

- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng nhân vật: Hai đoạn trích đều nắm bắt những mâu thuẫn giữa vẻ bên ngoài và tâm trạng bên trong; Thấy được những tác động của ngoại cảnh lên tâm trạng, mượn âm thanh tiếng sáo, tiếng khèn để đánh thức tâm tình, nỗi niềm thầm kin (tiếng sáo được miêu tả nhiều lần như âm vang của sự sống, tiếng khèn môi được miêu tả như tiếng gọi tình yêu); ngôn ngữ tả cảnh, tả tình đậm bản sắc vùng cao (ngôi nhà, tiếng chân ngựa, cửa sổ, sương trắng)

* Điểm khác biệt:

- Về diễn biến tâm trạng:

+ Tâm trạng My được đồng nhất với sức sống tiềm tàng, vận động theo khuynh hướng vươn dậy thoát khỏi sự cầm tù cam chịu: Ban đầu nghe tiếng sáo nhớ về tuổi trẻ mùa xuân năm trước, uống rượu say thấy "phơi phới trở lại”, ý thức được tuổi trẻ và quyền được đi chơi, xót xa nhớ lại cuộc đời cay đắng.

+ Những nét tâm lí của Mao trong đoạn trích lại có xu hướng kim nền, chịu dựng: “Mao lặng lẽ khóc"; Mao lắng nghe tiếng đàn môi, tiếng gọi của tình yêu và cảm thấy xót xa và tiếc nuối. Âm thanh ấy ở bên ngoài Mao, “xa xôi” sau bờ rào đá, "buồn rầu, trách móc" cho đến khi "không bao giờ nghe tiếng đàn môi dành cho riêng mình nữa."

- Nghệ thuật thể hiện tâm trạng:

+ Tâm trạng của nhân vật Mị được miêu tả sống động hơn. Tô Hoài dịch chuyển điểm nhìn trần thuật, nên giọng nhà văn có khi hoà vào giọng bên trong nhân vật. Ngôn ngữ miêu tả giàu chất thơ, tiếng sáo được biểu tượng hoa khi là tiếng vọng của quá khứ, khi là sức sống đang hồi sinh.

+ Tâm trạng nhân vật Mao được thể hiện bằng điểm nhìn bên ngoài, giọng văn trần thuật khách quan hơn. Tiếng đàn môi vừa cụ thể vừa là biểu tượng cho âm thanh của tình yêu xa xôi và tắt dần trước sự nên chịu của số phận.

3. Đánh giá

- Những nét tương đồng trong tâm trạng của hai nhân vật Mị và Mao ở hai đoạn trích phản ánh chân thực cuộc sống và tính cách đặc trưng của người phụ nữ H'Mông; Đó cũng là điểm gặp gỡ trong hiểu biết về phong tục, con

người H'Mông của hai nhà văn.

- Nét riêng trong cách thể hiện khuynh hướng tâm trạng của hai nhân vật cũng như bút pháp miêu tả lại phản ánh sự khác biệt của phong cách cá nhân và cảm quan thời đại. Mang cảm quan tích cực của thời đại kháng chiến, Tô

Hoài đặt nhiều niềm tin vào sức sống khả năng hồi sinh của con người dưới đáy. Là nhà văn đương đại, những diễn giải của Đỗ Bích Thuỷ về người vùng cao chân thực giản dị, gắn liền với những trải nghiệm văn hoá vùng miền cụ thể

Group 2K8 ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

>>  2K8 Chú ý! Lộ Trình Sun 2026 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi 26+ TN THPT, 90+ ĐGNL HN, 900+ ĐGNL HCM, 70+ ĐGTD - Click xem ngay) tại Tuyensinh247.com.Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, luyện thi theo 3 giai đoạn: Nền tảng lớp 12, Luyện thi chuyên sâu, Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com