Viết một đoạn văn phân tích hai câu thơ đầu trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương trong đó
Viết một đoạn văn phân tích hai câu thơ đầu trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương trong đó có sử dụng một câu hỏi tu từ, gạch chân câu hỏi tu từ đó.
Phân tích, tổng hợp, bình luận.
1.Hình thức: Một đoạn văn trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ, gạch chân câu hỏi tu từ đó.
2.Nội dung: cần đảm bảo những kiến thức sau
a. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm và 2 câu thơ đầu.
b. Phân tích hai câu thơ đầu trong bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương.
- Mở đầu bài thơ là điểm thời gian canh khuya, khi con người đối diện thật nhất với mình cũng là lúc Hồ Xuân Hương nhận ra tình cảnh đáng thương của mình. Sự cô đơn trơ trọi được đặt trong thời gian.
- “Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn”: cái nhịp gấp gáp liên hồi của trống vừa là sự cảm nhận vừa là sự thể hiện bước đi liên hồi của thời gian và sự rối bời của tâm trạng. Khi trăm mối tơ lòng không thể gỡ mà thời gian gấp gáp cứ trôi đi thì còn lại là sự bẽ bàng.
- Đối diện với thời gian ấy là “cái hồng nhan”. Chữ “trơ” được đặt ở đầu câu nhấn mạnh nỗi đau của sự cô đơn, của sự bất hạnh trong tình duyên. Thêm vào đó hai chữ“hồng nhan”là để nói về dung nhan thiếu nữ mà lại đi với từ “cái” thì thật là rẻ rúng, mỉa mai. “Cái hồng nhan” “trơ” với nước non không chỉ là dãi dầu mà còn là cay đắng, vì vậy nỗi xót xa càng thấm thía, càng ngẫm lại càng đau. Nhịp điệu câu thơ 1/3/3 cũng là để nhấn mạnh điều đó.
- Tuy nhiên bên cạnh nỗi đau là bản lĩnh Xuân Hương, bản lĩnh ấy thể hiện ngay trong chữ “trơ”. Trong văn cảnh câu thơ, chữ “trơ”không chỉ là bẽ bàng mà còn là thách thức. Chữ“trơ” kết hợp với “nước non” để thể hiện sự bền gan thách đố.
c. Nhận xét:
- Hai câu đầu là tiếng than cho phận má đào trong xã hội xưa đồng thời góp thêm tiếng nói cho trào lưu nhân đạo trong văn học Việt Nam cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com