Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi: Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có

Câu hỏi số 210131:
Vận dụng

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai,

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng,

Nét son điểm rõ mặt văn khôi.

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ,

Cái giá khoa danh ấy mới hời.

Ghế tréo lọng xanh ngồi bảnh chọe,

Tưởng rằng đồ thật hóa đồ chơi.

   1.Bài thơ trích dẫn trên có nhan đề là gì? Tác giả của bài thơ là ai?

   2.Anh/ chị hãy giới thiệu đôi nét về tác giả và hoàn cảnh ra đời của bài thơ trên.

   3.Anh/ chị hiểu thế nào về các hình ảnh thơ mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son – mặt văn khôi? Tác giả muốn khẳng định điều gì thông qua hai hình ảnh thơ trên?

   4.Các cụm từ sao mà nhẹ, ấy mới hời có tác dụng gì trong việc biểu hiện nội dung bài thơ?

Quảng cáo

Câu hỏi:210131
Phương pháp giải

- Tái hiện các kiến thức liên quan đến văn bản Tiến sĩ giấy.

- Phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết

1.Bài thơ trên có nhan đề Tiến sĩ giấy của tác giả Nguyễn Khuyến.

2.*Tác giả Nguyễn Khuyến.

_Cuộc đời:

+Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), hiệu là Quế Sơn, lúc nhỏ tên Nguyễn Thắng.

+Quê quán: sinh ở quê ngoại, xã Hoàng Xá, Ý Yên, Nam Định. Sống chủ yếu ở quê nội: làng Và, Yên Đổ, Bình Lục, Hà Nam.

_Từng thi đỗ đầu trong cả ba kì thi nên được gọi Tam Nguyên Yên Đổ, ông chỉ làm quan hơn 10 năm, thời gian còn lại dạy học ở quê nhà.

_Là người có tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, một mực không hợp tác với kẻ thù.

_Sự nghiệp:

+Sáng tác của Nguyễn Khuyến bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm, hiện còn trên 800 bài (chủ yếu là thơ).

+Nội dung:

++Tình yêu quê hương, đất nước, gia đình, bạn bè.

++Cuộc sống của người nông dân khổ cực, chất phác.

++Châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, bọn tay sai.

=>đóng góp nổi bật nhất ở mảng thơ Nôm với hai đề tài: thơ viết về làng quê và thơ trào phúng.

Ông được mệnh danh là “Nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt Nam”.

*Hoàn cảnh sáng tác bài thơ:

Bài thơ viết vào cuối thế kỉ XIX, dưới chế độ thực dân phong kiến, chế độ khoa cử ngày càng xuống cấp, suy tàn. Người có tài không được trọng dụng, kẻ tầm thường lại có thể dùng tiền mua quan bán tước.

3.+ Mảnh giấy – thân giáp bảng:  Thân giáp bảng danh giá, uy nghi hóa ra chỉ được cắt dán, chắp vá từ những mảnh giấy vụn, giấy bỏ.

+ Nét son – mặt văn khôi: mặt văn khôi quý hiển, rạng rỡ hóa ra lại được bôi quyệt, sơn vẽ từ vài nét son xanh đỏ.

=>Từ đây, tác giả đã khẳng định tính chất rẻ mạt, vô nghĩa của danh hiệu tiến sĩ trong hoàn cảnh đương thời.

4._Hai cụm từ “sao mà nhẹ”, “ấy mới hời” đã khẳng định giá trị rẻ mạt của ông nghè khi mang ra để cân đong đo đếm.

_Hai cụm từ cũng thể hiện thái độ châm biếm, nỗi đau xót khôn cùng của nhà thơ bởi thần tượng của cả một thể chế xã hội từng được vinh danh suốt mấy trăm năm bỗng chốc bị lật nhào, đổ vỡ tan tành.

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến Lớp 11 cùng thầy cô giáo giỏi trên Tuyensinh247.com. Bứt phá điểm 9,10 chỉ sau 3 tháng. Cam kết giúp học sinh lớp 11 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com