Lập dàn ý chi tiết cho đề văn sau: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên
Lập dàn ý chi tiết cho đề văn sau:
“Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”. (Trích Đời thừa – Nam Cao, Ngữ văn 11, nâng cao, tập một, NXB Giáo dụcViệt Nam, 2012, tr.203 – 204).
Ý kiến trên gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì về điều làm nên sức mạnh chân chính của mỗi con người cũng như một quốc gia?
1. Giải thích ý kiến:
- Ý kiến nêu lên quan điểm về“kẻ mạnh”:ý kiến này không nhìn nhận kẻ mạnh ở vị thế hay uy lực mà ở tư cách, cụ thể là ở cách hành xử.
- Quan niệm được thể hiện triệt để bởi hai vế tương hỗ:
+ Vế phủ định: ức hiếp người khác để thỏa mãn lòng tham, lòng ích kỉ không phải là“kẻ mạnh”.
+ Vế khẳng định: sẵn sàng nâng đỡ, hỗ trợ người khác mới đúng là“kẻ mạnh”.
2. Bàn luận: HS có thể mở rộng sự bàn luận ra các hướng khác nhau; dưới đây là những ý tham khảo:
- Điều tạo nên sức mạnh chân chính của mỗi con người trong cuộc sống cũng như của một quốc gia trên trường quốc tế không chỉ là ưu thế tự thân mà còn là cách hành xử. Với mỗi cá nhân, đó là sự quan tâm, nâng đỡ, tương trợ để cùng chung sống xuất phát từ tình thương, lòng vị tha; với một quốc gia, đó là hành động tôn trọng, hợp tác, hỗ trợ để cùng tồn tại, phát triển xuất phát từ tinh thần quốc tế.
- Khẳng định tính đúng đắn của luận đề: tư cách mỗi con người cũng như một quốc gia bao giờ cũng được nhìn nhận trong quan hệ với cộng đồng, tuân theo những chuẩn mực nhân văn phổ quát. Ở đâu và thời nào, lòng ích kỉ và lối hành xử bạo lực cũng là phản nhân văn, phi nhân đạo. Trong thời đại văn minh, khi các giá trị nhân văn, các quy ước quốc tế được đề cao, thì càng phải cực lực lên án và loại bỏ những điều trái với đạo lí đó.
3. Bài học nhận thức và hành động:
Từ những suy nghĩ và liên hệ của mình, thí sinh có thể rút ra những bài học khác nhau; dưới đây là những ý tham khảo:
- Trong quan hệ giữa người và người: xây dựng lối sống trọng tình người, hành vi ứng xử có văn hóa; luôn có ý thức quan tâm, bảo vệ, nâng đỡ người khác; phê phán lối hành xử bạo lực, ỷ thế ức hiếp, chà đạp người khác.
- Trong quan hệ giữa các quốc gia: đề cao sự tôn trọng, hợp tác, tương trợ; phê phán những quốc gia ỷ thế là kẻ mạnh để gây hấn, áp đặt, xâm chiếm đối với các quốc gia khác.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com