Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Áng

Câu hỏi số 212731:
Vận dụng

Từ xưa đến nay, trăng luôn là nguồn cảm hứng vô tận của thi ca. Trong bài thơ “Áng trăng”:

                                             “Từ hồi về thành phố

                                              quen ánh điện cửa gương

                                              vầng trăng đi qua ngõ

                                             như người dưng qua đường

 

                                             Thình lình đèn điện tắt

                                             phòng buyn-đinh tối om

                                             vội bật tung cửa sổ

                                            đột ngột vầng trăng tròn”

 (Ngữ văn 9, tập một, 'NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

1. Nhận biết

Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Ánh trăng”. Hoàn cảnh đó có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ để bài thơ?

2. Nhận biết

Nêu tên tác giả của bài thơ “Ánh trăng”.

3. Thông hiểu

Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong hai dòng thơ “Từ hồi về thành phố/quen ánh điện cửa gương " và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

4. Thông hiểu

Ghi lại chính xác một câu thơ đã học trong chương trình Ngữ văn 9 cũng sử dụng biện pháp tu từ giống hai dòng thơ trên (mục 2), nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Phương pháp giải

Căn cứ nội dung bài, phương pháp phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết

1.

Phương pháp: Nhớ lại kiến thức đọc hiểu của tác phẩm

Cách giải:

Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ ra đời năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh. (Ba năm sau ngày kết thúc chiến tranh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước).

- Hoàn cảnh đó có ý nghĩa trong việc thể hiện chủ đề bài thơ: khi đất nước mới vừa hòa bình, con người ta sống trong ấm no, đủ đầy, sẽ dễ quên đi những khó khăn và những ân nghĩa ở trong quá khứ. Bởi vậy bài thơ ra đời như một sự nhắc nhở con người thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, “ân nghĩa thủy chung”.

Phương pháp: Nhớ lại kiến thức đọc hiểu của tác phẩm

Cách giải:

- Tác giả: Nguyễn Duy

3.

Phương pháp: Phân tích, tổng hợp

Cách giải:

- Biện pháp tu từ: hoán dụ. “Ánh điện, cửa gương” là cách nói hoán dụ tượng trưng cho cuộc sống đầy đủ, tiện nghi, khép kín trong những căn phòng hiện đại, xa rời thiên nhiên.

- Hiệu quả nghệ thuật: cách nói hoán dụ giúp tăng hiệu quả biểu đạt, làm cho lời thơ giàu giá trị gợi hình, gợi cảm hơn.

4.

Phương pháp: Nhớ lại những tác phẩm thơ đã học

Cách giải:

- Câu thơ sử dụng biện pháp tu từ hóan dụ: “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim”.

- Tác phẩm: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com