Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

“Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói

“Một đêm phòng không vắng vẻ, chàng ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya, chợt đứa con nói rằng:

- Cha Đản lại đến kia kìa!

Chàng hỏi đâu. Nó chỉ bóng chàng ở trên vách:

- Đây này!

Thì ra, ngày thường, ở một mình, nàng hay đùa con, trỏ bóng mình mà bảo cha Đản. Bấy giờ chàng mới tỉnh ngộ, thấu nỗi oan của vợ, nhưng việc trót đã qua rồi”

(Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ)

1. Tác phẩm trên được viết theo thể loại gì? Bằng hiểu biết của mình em hãy nêu đôi nét về thể loại đó? (nhận biết)

2. Vì sao Trương Sinh biết mình nghi oan cho vợ. Chi tiết đó có ý nghĩa gì đối với tác phẩm. (vận dụng)

3. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương. (vận dụng)

4. Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu em hãy nêu cảm nhận về số phận của nhân vật Vũ Nương? (vận dụng cao)

Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Tác phẩm trên được viết theo thể loại gì? Bằng hiểu biết của mình em hãy nêu đôi nét về thể loại đó
Phương pháp giải
Căn cứ vào kiến thức thể loại truyền kì trong văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
Giải chi tiết

- Thể loại: Truyền kì

- Truyền kì là một thể loại văn xuôi viết bằng chữ Hán, khai thác từ truyện cổ dân gian, truyền thuyết lịch sử và dã sử Việt Nam.

- Truyền kì thường sử dụng nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.

- Nhân vật chính thường là những người phụ nữ đức hạnh, khao khát một cuộc sống bình yên, hạnh phúc nhưng các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo phong kiến hà khắc lại xô đẩy họ vào hoàn cảnh éo le, oan khuất, bất hạnh. Ngoài ra còn có nhân vật trí thức có tâm huyết, bất mãn với thời cuộc, không chịu trói mình trong vòng danh lợi chật hẹp.

Câu hỏi số 2:
Vận dụng
Vì sao Trương Sinh biết mình nghi oan cho vợ. Chi tiết đó có ý nghĩa gì đối với tác phẩm
Phương pháp giải
giải thích, phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết

- Trương Sinh biết mình nghi oan cho vợ bởi đứa con đã chỉ lên cái bóng của Trương Sinh và nói bố mình lại đến.

- Ý nghĩa chi tiết cái bóng:

* Cái bóng của Vũ Nương có ý nghĩa thắt nút câu chuyện:

- Với Vũ Nương bóng là chồng, để dỗ con, bớt nhớ chồng và khát vọng sum họp gia đình.

- Với bé Đản: cái bóng là người cha thực sự, để bé luôn được sống trong tình yêu thượng đầy đủ.

- Với Trương Sinh: cái bóng là bằng chứng vợ không chung thủy, ép Vũ Nương phải chết.

=> Với Vũ Nương cái bóng khởi đầu là tình yêu thương nhưng cuối cùng lại chính là nguyên nhân khiến gia đình chia lìa, tan tác.

* Cái bóng của Trương Sinh có ý nghĩa mở nút câu chuyện.

- Nhờ cái bóng của chính mình mà bao nhiêu nghi ngờ, ghen tuông của Trương Sinh đã được hóa giải. Nó trả lại sự trong trắng cho Vũ Nương.

- Cái bóng đã khiến cho  Trương Sinh ăn năn, ân hận suốt đời.

=> Chính cách thắt nút, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng, cái chết của Vũ Nương càng thêm oan ức, giá trị tố cáo xã hội phong kiến càng thêm sâu sắc.

Câu hỏi số 3:
Vận dụng
Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương
Phương pháp giải
Phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết

Nguyên nhân dẫn đến cái chết oan khuất của Vũ Nương bao gồm:

* Trực tiếp

- Do Trương Sinh một kẻ hồ đồ, vũ phu, hay ghen, đa nghi. Dù biết vợ nết na thủy chung vẫn luôn đề phòng quá mức, trước lời nói ngây thơ của bé Đản không cho Vũ Nương cơ hội giải thích, chính điều ấy đã bức tử Vũ Nương.

* Gián tiếp

- Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa khiến nhiều người phải rời mái ấm gia đình, chiến tranh đã chia cắt vợ chồng cha con, gây nên những hiểu lầm mà Vũ Nương phải gánh chịu.

- Vũ Nương chết do lời nói ngây thơ của đứa trẻ, do trò đùa chỉ vào bóng của mình của Vũ Nương.

* Sâu xa

Do xã hội phong kiến nam quyền thối nát, bất công coi trọng quyền uy của người giàu và người đàn ông trong gia đình. Cuộc hôn nhân của Vũ Nương ngay từ đầu đã chênh lệch về giai cấp, về khoảng cách giàu nghèo, về tính cách của Vũ Nương và Trương Sinh.

=> Bi kịch của Vũ Nương vượt ra khỏi bi kịch gia đình, là bi kịch của một lớp người trong xã hội. Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo mạnh mẽ, đanh thép với chế độ phong kiến đương thời. Qua đó thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Dữ.

Câu hỏi số 4:
Vận dụng cao
Bằng đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu em hãy nêu cảm nhận về số phận của nhân vật Vũ Nương? 
Phương pháp giải
phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và số phận bất hạnh của Vũ Nương.

- Mầm mống bi kịch của Vũ Nương bắt nguồn từ cuộc hôn nhân không bình đẳng nam nữ, lại thêm phân biệt giàu nghèo. Chồng lại là kẻ độc đoán, hay ghen.

- Hưởng gia thất chưa lâu nàng đã phải chịu cảnh chia lìa đôi lứa, sống cô đơn, mòn mỏi chờ chồng. Vất vả bươn trải lo cho gia đình.

- Nàng bị chồng nghi ngờ, đến bước đường cùng, nàng tự tử để chứng minh sự trong sạch của mình.

- Sống dưới thủy cung nàng vẫn không hạnh phúc, vẫn luôn nhớ chồng con. Cho dù nàng được minh oan, nàng vẫn không trở về, hạnh phúc tan vỡ không thể lành, bi kịch vẫn là bi kịch.

=> Sự tiếc thương với số phận bất hạnh của những người phụ nữ.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com