Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6: “… Tri thức đúng là

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 6:

“… Tri thức đúng là sức mạnh. Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công ty Pho bị hỏng. Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm không ra nguyên nhân. Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-tơ. Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại. Công ti phải trả cho ông 10000 đô la. Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền. Nhưng trong giấy biên nhận, Xten- mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đô la. Tiền tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9999 đôla”. Rõ ràng người có tri thức thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi. Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?

Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng. Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được rất nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,… Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,… góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến thành công. Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức, góp phần phá hủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng. Và ngày nay, các nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng,… đã lai tạo giống múa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới”

(Hương Tâm, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục – 2016, tr 35)

Câu 1: (0,5 điểm) Nhận biết

Trong hai câu văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào?

Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 tở về đã thu hút được rất nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,… Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,…

Câu 2: (0,5 điểm) Nhận biết

Chỉ ra phép liên kết hình thức trong hai câu sau:

(1) Người ta phải mời đến chuyên gia Xten – mét –xơ. (2) Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại.

Câu 3: (0,5 điểm) Nhận biết

Xác định thành phần câu trong các câu sau:

Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức, góp phần phá hủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng.

Câu 4: (0,5 điểm) Thông hiểu

Trong đoạn trích trên, tác giả đề cập đến vấn đề gì?

Câu 5: (0,5 điểm) Vận dụng

Em hãy giải thích nghĩa của từ “tri thức” và “trí thức”

Câu 6: (0,5 điểm) Vận dụng

Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em (trình bày từ 5 đến 7 dòng)

Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4, 5, 6 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Trong hai câu văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Bác Hồ của chúng ta sau chuyến đi Pháp năm 1946 tở về đã thu hút được rất nhiều nhà tri thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên, các bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà toán học Tạ Quang Bửu,… Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng các ngành quân giới, giáo dục, y tế,… 
Phương pháp giải
căn cứ kiến thức biện pháp Liệt kê. Liệt kê là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm.
Giải chi tiết

Trong hai câu văn, tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê:

Giải thích:

+ Liệt kê “Kĩ sư Trần Đại Nghĩa, tiến sĩ Nguyễn Văn Huyên,…”

+ Liệt kê: quân giới, giáo dục, y tế,…

Câu hỏi số 2:
Chỉ ra phép liên kết hình thức trong hai câu sau: (1) Người ta phải mời đến chuyên gia Xten – mét –xơ. (2) Ông xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại.
Phương pháp giải
căn cứ nội dung bài Liên kết câu và liên kết đoạn văn
Giải chi tiết

Phép liên kết hình thức là phép thế: “Chuyên gia Xten-met-sơ” thành “ông”.

Câu hỏi số 3:
Xác định thành phần câu trong các câu sau: Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức, góp phần phá hủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng.
Phương pháp giải
căn cứ nội dung bài Các thành phần chính của câu, Trạng ngữ. Thành phần chính của câu là thành phần không thể thiếu trong câu, thành phần chính của câu gồm: chủ ngữ và vị ngữ. Trạng ngữ xác định thời gian, địa điểm, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,…
Giải chi tiết

- Trạng ngữ: Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

- Chủ ngữ: Các giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự.

- Vị ngữ: đã huy động trí thức góp phần phá hủy thủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng.

Câu hỏi số 4:
Trong đoạn trích trên, tác giả đề cập đến vấn đề gì?
Phương pháp giải
căn cứ nội dung đoạn trích.
Giải chi tiết

Vấn đề được đề cập: “Tri thức là sức mạnh”

Câu hỏi số 5:
Em hãy giải thích nghĩa của từ “tri thức” và “trí thức”
Phương pháp giải
giải thích
Giải chi tiết

- Nghĩa từ “tri thức”: là kiến thức nhân loại, con người tiếp thu được phải trải qua thời gian lịch sử, không gian mới tạo thành. Tri thức gồm nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, …

- Nghĩa từ “trí thức”: là chủ thể (người đã qua đào tạo chuyên ngành, nắm vững chuyên môn, lấy tri thức làm thủ pháp mưu sinh, lấy lao động trí óc làm nghề nghiệp)

Câu hỏi số 6:
Thông điệp nào trong đoạn trích có ý nghĩa nhất đối với em (trình bày từ 5 đến 7 dòng)
Phương pháp giải
phân tích
Giải chi tiết

Học sinh trình bày thông điệp theo cảm nhận bản thân. Có thể tham khảo một vài ý sau:

+ Có được tri thức vững vàng, con người có thể làm giàu cuộc sống của mình, hiểu biết thêm về bản thân mình và hiểu thêm về cuộc sống. Và nhờ đó, con người trở nên hòa nhập hơn với cuộc đồng, xã hội.

+ Chúng ta phải thường xuyên trau dồi tri thức, bởi tri thức là sức mạnh giúp chúng ta giải quyết được mọi vấn đề trong cuộc sống, khẳng định bản thân, thực hiện mơ ước.

+ Có tri thức, con người có khả năng và bản lĩnh thực hiện được những dự định, lí tưởng của đời mình. Đóng góp cho xã hội những sáng kiến, phát minh, thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com