Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mùa xuân người cầm súng

Lộc giắt đầy trên lưng

Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ

Tất cả như hối hả

Tất cả như xôn xao…

 

Đất nước bốn nghìn năm

Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao

Cứ đi lên phía trước...

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam,2016, tr.56)

1. Nhận biết

Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)

2. Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? (0,25 điểm)

3. Thông hiểu

Từ “lộc” trong câu thơ “Lộc giắt đầy trên lưng” có ý nghĩa gì? (0, 5 điểm)

4. Thông hiểu

Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy (1,0 điểm)

Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? (0,25 điểm)
Phương pháp giải
căn cứ kiến thức về thể thơ, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Giải chi tiết

Thể thơ 5 chữ.

Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên? 
Phương pháp giải
căn cứ kiến thức về thể thơ, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Giải chi tiết

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm

Câu hỏi số 3:
Thông hiểu
Từ “lộc” trong câu thơ “Lộc giắt đầy trên lưng” có ý nghĩa gì? 
Phương pháp giải
căn cứ kiến thức về thể thơ, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Giải chi tiết

Lộc: chồi non, lá non. Nhưng “lộc” còn có nghĩa là mùa xuân, là sức sống, là thành quả hạnh phúc.

Câu hỏi số 4:
Thông hiểu
Chỉ ra một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ cuối và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy
Phương pháp giải
căn cứ kiến thức về thể thơ, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.
Giải chi tiết

HS có thể chọn phân tích một trong hai phép tu từ : so sánh, nhân hóa.

- Tác giả dùng phép tu từ nhân hóa: Đất nước như con người, cũng mang những nét vất vả gian lao giống người mẹ Việt Nam. Vì thế mà hình ảnh Đất nước trở nên cụ thể, gần gũi, sống động và gợi cảm.

- Tác giả dùng so sánh "Đất nước như vì sao- Cứ đi lên phía trước” là một hình ảnh đẹp, giàu ý nghĩa biểu cảm. Đất nước hiện lên khiêm nhường nhưng cũng vô cùng tráng lệ.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com