Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu sau: Em thấy không, tất cả đã xa rồi Trong tiếng

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu sau:

Em thấy không, tất cả đã xa rồi

Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tuổi thơ kia ra đi cao ngạo thế

Hoa súng tím vào trong mắt lắm mê say.

 

Chùm phượng hồng yêu dấu ấy rời tay

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Con ve tiên tri vô tâm báo trước

Có lẽ một người cũng bắt đầu yêu.

 

Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu

Bài hát đầu xin hát về trường cũ

Một lớp học bâng khuâng màu xanh rủ

Sân trường đêm – rụng xuống trái bàng đêm.

                                    (Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm, Nguồn Thivien.net)

Câu 1: Nhận biết

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.

Câu 2: Thông hiểu

Tại sao nhân vật trữ tình lại “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”?

Câu 3: Vận dụng

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ:

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Câu 4: Vận dụng

Nội dung đoạn thơ đã chạm vào miền cảm xúc nào trong em? (Trình bày khoảng 6 đến 8 dòng).

Trả lời cho các câu 1, 2, 3, 4 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
Phương pháp giải
Các phương thức biểu đạt chính: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh…
Giải chi tiết

Phương thức biểu cảm: bày tỏ tình cảm, cảm xúc.

Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm.

Câu hỏi số 2:
Tại sao nhân vật trữ tình lại “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu”?
Giải chi tiết

Nhân vật trữ tình lại “Muốn nói bao nhiêu, muốn khóc bao nhiêu” bởi tình yêu tuổi học trò thường gắn với tình bạn, vì vậy khi nhắc đến tình yêu không thể không nhắc đến những kỉ niệm dưới mái trường – những kỉ niệm khó quên, biết bao điều muốn nói, biết bao kí ức ùa về. Mỗi khi nghĩ đến những kỉ niệm đó, cảm xúc trong lòng lại dâng trào và chỉ muốn khóc.

Câu hỏi số 3:
Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ: Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước
Phương pháp giải
Căn cứ nội dung bài Nhân hóa
Giải chi tiết

Phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ trong câu thơ:

Tiếng ve trong veo xé đôi hồ nước

Biện pháp tu từ: Nhân hóa “xé”

Thể hiện nỗi nhớ buồn thương da diết khi nghe tiếng ve – tiếng ve như báo hiệu sự chia li, sự xa cách.

Câu hỏi số 4:
Nội dung đoạn thơ đã chạm vào miền cảm xúc nào trong em? (Trình bày khoảng 6 đến 8 dòng).
Giải chi tiết

Nội dung đoạn thơ đã chạm vào miền cảm xúc:

Đoạn thơ đã giúp em nhớ lại những kí ức đẹp, những kỉ niệm đẹp của tuổi học trò. Mỗi câu chữ trong bài đều làm em nhớ về những năm tháng đi học, nhớ về bóng dáng của một ai đó hay là một người bạn đã từng gắn bó mà lâu nay không gặp.

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com