Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho đường thẳng \((d):y=3x+{{m}^{2}}-1\) và Parabol \((P):y={{x}^{2}}\). Gọi \({{x}_{1}}\,\,;\,\,{{x}_{2}}\) là 2 hoành độ giao điểm của (d) và (P). Tìm m để \(({{x}_{1}}+1)({{x}_{2}}+1)=1\)

Câu 226812: Cho đường thẳng \((d):y=3x+{{m}^{2}}-1\) và Parabol \((P):y={{x}^{2}}\). Gọi \({{x}_{1}}\,\,;\,\,{{x}_{2}}\) là 2 hoành độ giao điểm của (d) và (P). Tìm m để \(({{x}_{1}}+1)({{x}_{2}}+1)=1\)

A. m = 0                           

B. m = -2                         

C.  m = 2                         

D.  m = 2 hoặc m = -2

Câu hỏi : 226812
Phương pháp giải:

Lập phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P) . Áp dụng định lí Vi – ét, biến đổi biểu thức đã cho thành tổng và tích. Từ đó tìm tham số m.

  • Đáp án : D
    (1) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Xét phương trình hoành độ giao điểm của (d) và (P) là:

    \({{x}^{2}}=3x+{{m}^{2}}-1\Leftrightarrow {{x}^{2}}-3x-{{m}^{2}}+1=0\,\,\,(*)\)

    Ta có: \(\Delta ={{3}^{2}}-4(-{{m}^{2}}+1)=4{{m}^{2}}+5>0\,\,\,\forall m\)

    Phương trình (*) luôn có 2 nghiệm phân biệt.

    Áp dụng định lí Vi – ét ta có: \({{x}_{1}}+{{x}_{2}}=3\,\,;\,\,{{x}_{1}}{{x}_{2}}=-{{m}^{2}}+1.\)

    Ta có:

    \(\begin{array}{l}
    ({x_1} + 1)({x_2} + 1) = 1 \Leftrightarrow {x_1}{x_2} + ({x_1} + {x_2}) = 0 \Leftrightarrow - {m^2} + 1 + 3 = 0\\
    \Leftrightarrow {m^2} = 4 \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}
    m = 2\\
    m = - 2
    \end{array} \right.
    \end{array}\)

     

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

Tham Gia Group 2K9 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com