Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong
Cảm nhận của anh/chị về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ:
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây sung ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Anh bạn dãi dầu thêm bước nữa
Gục lên súng mũ bỏ quên đời!
Chiều chiều oai inh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
(Trích Tây Tiến – Quang Dũng, SGK Ngữ văn 12 Cơ bản, Tập một,
NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr.88)
_Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng)
_Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
Yêu cầu hình thức:
_Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm nghị luận văn học để tạo lập văn bản.
_Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
Yêu cầu nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm Cảm nhận về bức tranh thiên nhiên và hình ảnh người lính Tây Tiến trong đoạn thơ_Bức tranh thiên nhiên: hùng vĩ, dữ dội, đầy bí hiểm nhưng cùng thấp thoáng nét thơ mộng, trữ tình.
_Hình ảnh người lính Tây Tiến: được khắc họa trên chặng đường hành quân với những gian khổ, hi sinh mà vẫn ngang tàng, tâm hồn vẫn trẻ trung, lãng mạn.
_Nghệ thuật: bút pháp lãng mạn; cách sử dụng ngôn từ đặc sắc với các từ chỉ địa danh, từ tượng hình; kết hợp chất nhạc và chất họa…
Đánh giáĐoạn thơ khắc họa được vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên miền Tây và người lính Tây Tiến, tiêu biểu cho phong cách thơ tài hoa của Quang Dũng.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com