Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng. Em hãy

Câu hỏi số 244988:
Vận dụng cao

Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu có nhiều hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng.

Em hãy phân tích những hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng sâu sắc trong tác phẩm nói trên để làm rõ những chiêm nghiệm, triết lí của nhà văn.

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp.

Giải chi tiết

1. Giới thiệu chung

- Nguyễn Minh Châu thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

- Trước 1975, sáng tác của ông tập trung vào đề tài chiến tranh và người lính.

- Sau 1975, Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn mở đường “tinh anh và tài năng nhất” [Nguyên Ngọc] của Văn học Việt Nam thời kì đổi mới. Sáng tác của ông đã thể hiện những tìm tòi quan trọng về tư tưởng, nghệ thuật.

- Tác phẩm:

+ Sáng tác năm 1985, in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh Châu.

+ Tác phẩm được coi là bản di chúc nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

2. Phân tích

* Biểu tượng là gì?

Trong văn học, biểu tượng chính là hình tượng được hiểu ở bình diện kí hiệu – kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng. Biểu tượng văn học mang nhiều tầng ý nghĩa và có tính khái quát cao, soi sáng và làm rõ hình tượng.

* Biểu tượng trong tác phẩm Bến quê

Trong truyện ngắn Bến quê hầu hết các hình ảnh đều mang hai tầng ý nghĩa, lớp nghĩa thực và lớp nghĩa biểu tượng. Hai lớp nghĩa này đan cài và gắn bó thống nhất với nhau.

- Hình ảnh biểu tượng bãi bồi bên kia sông có mối liên hệ mật thiết với nhan đề tác phẩm “Bến quê”. “Bến quê” được dùng với một ý nghĩa chung, không phải là một địa điểm cụ thể nào, bến quê chỉ là một sự ám thị. Trong cuộc đời mỗi người, bến quê vừa là nơi xuất phát nhưng đồng thời cũng là nơi chúng ta trở về sau tất cả những thuận lợi hay chênh vênh, giông bão trong cuộc đời, đây chính là nơi neo đậu cuối cùng của mỗi con người. Bởi vậy, bến quê trở thành một nơi thật thiêng liêng, ý nghĩa nhưng không  phải lúc nào ta cũng ý thức được vai trò, tầm quan trọng của nó,… Bởi vậy, bến quê là biểu tượng cho tất cả những gì gần gũi, bình dị, thân thương nhất trong cuộc đời con người; là những gì mà tâm hồn con người gắn bó, yêu thương.

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông và toàn bộ khung cảnh thiên nhiên được tạo dựng trong truyện cũng mang ý nghĩa khái quát, biểu tượng. Nó chính là biểu tượng của vẻ đẹp cuộc sống bình dị, thân thuộc,… nhưng đôi khi bị che khuất bởi những yếu tố khác. Vẻ đẹp bình dị thân thương ấy cũng chính là vẻ đẹp của quê hương, xứ sở. Cái bãi bồi bình dị ấy là hiện thân cho tất cả những giá trị bền vững, bình thường mà sâu xa của cuộc sống.

- Có một khung cảnh thật khác của một buổi sáng đầu thu hiện lên qua cái nhìn của nhân vật Nhĩ hiện lên với một vẻ đẹp riêng biệt. Vẻ đẹp ấy, không gian ấy vốn cũng gần gũi, quen thuộc nhưng đối với Nhĩ lại mới mẻ quá, kì lạ quá, Nhĩ ngạc nhiên về vẻ đẹp và sự giàu có của nó. Một vẻ đẹp mà bấy lâu nay anh không hề nhận thấy.

- Hình ảnh những chùm hoa bằng lăng cuối mùa cũng là một biểu tượng đặc sắc của tác phẩm. Hình ảnh hoa bằng lăng thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn; tiếng những tảng đất lở ở bờ bên này, khi cơn lũ đầu nguồn dồn về, đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng. Hai chi tiết đã cho biết sự sống của Nhĩ ở vào những ngày cuối cùng.

- Nhĩ khao khát được một lần đặt chân lên bãi bồi và anh vấp phải một nghịch lí: Anh không còn khả năng, không còn cơ hội để thực hiện mơ ước. Anh dồn mơ ước vào con trai nhưng cậu bé sa vào ván cờ thế ven đường và bỏ lỡ chuyến đò duy nhất. Anh không trách con trai bởi anh hiểu khi còn trẻ người ta thường bỏ qua, thường không nhận ra những giá trị đích thực của cuộc sống.  Anh nhận ra những nghịch lí của cuộc đời để từ đó thấu hiểu phải tránh được những cái vòng vèo, chùng chình để đến được với những giá trị bền vững của đời sống.

- Hành động cuối cùng của Nhĩ ở cuối truyện khi anh thu hết lực “giơ một cánh tay gầy guộc ra ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó” vừa mang ý nghĩa anh thúc giục người con trai đừng để lỡ chuyến đò ngang vừa có ý nghĩa: mong mọi người thoát khỏi cái vòng vèo, chùng chình trong cuộc sống đời thường để hướng đến những giá trị đích thực, bền vững mà gần gũi trong cuộc sống đời thường.

=> Tác phẩm đã sáng tạo nhiều hình ảnh biểu tượng có giá trị ý nghĩa. Đặt nhân vật vào những tình huống nghịch lí để khám phá, phát hiện ra những điều có tính quy luật trong cuộc đời, Nguyễn Minh Châu đã thức tỉnh mọi người:

+ Nhận ra những nghịch lí trong cuộc đời để từ đó biết trân trọng, tìm về với gia đình, quê hương.

+ Phải biết tránh được những cái vòng vèo, chùng chình để đến được những giá trị đích thực của cuộc đời.

3. Đánh giá chung

- Hệ thống hình ảnh biểu tượng đa dạng, phong phú đã thể hiện những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.

Câu hỏi:244988

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com