Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi: Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được? Mà thằng chánh Bệu thì đích là người làng không sai rồi. Không có lửa làm sao có khói? Ai người ta hơi đâu bịa tạc ra những chuyện ấy làm gì? Chao ôi! Cực nhục chưa, cả làng Việt gian! Rồi sau đây biêt làm ăn buôn bán ra sao? Ai người ta chứa. Ai người ta buôn bán mấy. Suốt cả cái nước Việt Nam này người ta ghê tởm, người ta thù hằn cái giống Việt gian bán nước… Lại còn bao nhiêu người làng tan tác mỗi người một phương nữa, không biết họ đã rõ cơ sự này chưa?”

(Trích Ngữ văn 9, tập 1)

1. Nhận biết

Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? (0,5 điểm)

2. Nhận biết

Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,5 điểm)

3. Thông hiểu

Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào: đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Nêu tác dụng của việc lựa chọn hình thức đó. (1 điểm)

4. Vận dụng cao

Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên (2 điểm)

Trả lời cho các câu 246853, 246854, 246855, 246856 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
Phương pháp giải
căn cứ nội dung đoạn trích
Giải chi tiết

- Tác phẩm: Làng

- Tác giả: Kim Lân.

Câu hỏi:246854
Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Xác định thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn trên? 
Phương pháp giải
căn cứ nội dung đoạn trích
Giải chi tiết

- Thành ngữ: Không có lửa làm sao có khói

Câu hỏi:246855
Câu hỏi số 3:
Thông hiểu
Đoạn văn trên sử dụng hình thức ngôn ngữ nào: đối thoại, độc thoại hay độc thoại nội tâm? Nêu tác dụng của việc lựa chọn hình thức đó. 
Phương pháp giải
Căn cứ bài Đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm
Giải chi tiết

- Hình thức ngôn ngữ: độc thoại nội tâm

- Tác dụng: nêu bật tâm trạng đau khổ, dằn vặt, nhục nhã khi nghe tin làng mình theo tây.

Câu hỏi:246856
Câu hỏi số 4:
Vận dụng cao
Viết đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày cảm nhận của em về đoạn trích trên 
Phương pháp giải
phân tích, cảm thụ
Giải chi tiết

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và khái quát nội dung đoạn trích.

- Cảm nhận về nội dung đoạn trích:

+ Ông kiểm điểm từng người trong làng và vẫn mang niềm hi vọng đó không phải sự thật.

+ Cuối cùng buộc phải tin rằng làng mình đã phản cách mạng. Tâm trạng ông đau đớn, dằn vặt, cảm thấy nhục nhã và lo lắng cho tương lai của gia đình và những người cùng làng.

+ Ông cảm thấy như chính mình cũng mang nỗi nhục nhã của kẻ bán nước. Phải yêu làng lắm ông mới khổ tâm, đau xót đến thế, phải gắn bó với quê hương ông mới có cảm giác nhục nhã như vậy. Cái tin làng chợ Dầu theo giặc đã ám ảnh, vò xé tâm can ông.

- Những nét đặc sắc nghệ thuật:

+ Hình thức độc thoại nội tâm giúp thể hiện được tâm trạng nhân vật.

+ Sử dụng hình thức câu nghi vấn, câu cảm thán.

- Tổng kết vấn đề:

+ Đoạn trích đã cho thấy nỗi đau khổ, dằn vặt đến tột cùng của ông Hai khi biết tin làng theo giặc.

+ Đằng sau đó thể hiện tình yêu làng tha thiết của ông.

Câu hỏi:246857

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com