Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc đoạn thơ sau đây là thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới: Quê hương anh nước mặn

Đọc đoạn thơ sau đây là thực hiện các yêu cầu nêu ở bên dưới:

Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau,

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ

Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

(Trích Đồng chí – Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Câu 1: (1,0 điểm) Nhận biết

Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ có đoạn trích trên. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?

Câu 2: (1,0 điểm) Nhận biết

Xác định các biện pháp tu từ trong câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

Câu 3: (1,0 điểm) Thông hiểu

Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi em liên tưởng đến câu thơ nào trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật? Vì sao?

Câu 4: (2,0 điểm) Vận dụng

Từ hình ảnh “đôi tri kỉ” trong đoạn thơ trên, hãy bàn về tình tri kỉ của con người trong cuộc sống (trình bày trong đoạn văn nghị luận xã hội từ 7 đến 10 câu)

Câu 5: (5,0 điểm) Vận dụng cao

Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.

Trả lời cho các câu 248690, 248691, 248692, 248693, 248694 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Nêu phương thức biểu đạt chính của bài thơ có đoạn trích trên. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ gì?
Phương pháp giải
căn cứ các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm,…
Giải chi tiết

- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm kết hợp tự sự

- Thể thơ: Tự do

Câu hỏi:248691
Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Xác định các biện pháp tu từ trong câu thơ: “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
Phương pháp giải
căn cứ nội dung bài Điệp ngữ, Hoán dụ
Giải chi tiết

- Hoán dụ: súng, đầu. Súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu; đầu biểu tượng cho lí tưởng.

- Điệp từ: súng, bên, đầu tạo âm thanh khẻo, chắc, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ

Câu hỏi:248692
Câu hỏi số 3:
Thông hiểu
Câu thơ “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ” gợi em liên tưởng đến câu thơ nào trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật? Vì sao?
Phương pháp giải
phân tích, căn cứ bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Giải chi tiết

- Câu thơ: Chung bát đĩa nghĩa là gia đình đấy

- Lí giải: Thể hiện sự keo sơn, gắn bó giữa những con người xa lạ nhưng lại cùng chung mục đích, lí tưởng chiến đấu. 

Câu hỏi:248693
Câu hỏi số 4:
Vận dụng
Từ hình ảnh “đôi tri kỉ” trong đoạn thơ trên, hãy bàn về tình tri kỉ của con người trong cuộc sống (trình bày trong đoạn văn nghị luận xã hội từ 7 đến 10 câu)
Phương pháp giải
HS vận dụng các phương pháp giải thích, phân tích, chứng minh để làm bài văn nghị luận xã hội.
Giải chi tiết

* Giới thiệu vấn đề: tình tri kỉ trong cuộc sống

* Bàn luận vấn đề

- Tri kỉ là gì? Là tình bạn gắn bó, thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.

- Vai trò, ý nghĩa của tình tri kỉ, tình bạn đẹp trong cuộc sống:

+ Có tình bạn đẹp sẽ mang lại nhiều niềm vui và hạnh phúc hơn.

+ Người bạn tốt sẽ là chỗ dựa tinh thần giúp ta có ý chí, nghị lực để vượt qua khó khăn gian khổ, lúc buồn đau.

+ Có tình bạn đẹp giúp ta học hỏi điều hay lẽ phải để hoàn thiện bản thân mình.

- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân:

+ Dân gian có câu “Giàu vì bạn, sang vì vợ” nhưng cũng có câu “Tin bạn mất bò” bởi lẽ có nhiều người tưởng như là bạn nhưng thật ra lại lợi dụng ta để mưu cầu lợi ích cá nhân. Vì thế phải suy nghĩ cẩn thận để chọn người bạn tốt  tránh xa những kẻ trục lợi, lừa thầy phản bạn.

+ Liên hệ bản thân

Câu hỏi:248694
Câu hỏi số 5:
Vận dụng cao
Cảm nhận của em về đoạn thơ trên.
Phương pháp giải
phân tích, tổng hợp.
Giải chi tiết

1. Giới thiệu chung

Tác giả:

- Ông trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.

- Từng cầm súng chiến đấu nên am hiểu tâm tư, cuộc đời người lính.

- Bắt đầu sáng tác năm 1947, chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh.

- Đặc điểm thơ Chính Hữu: cảm xúc chân thành, mãnh liệt, ngôn ngữ già hình ảnh, giọng điệu phong phú.

Tác phẩm:

- Hoàn cảnh sáng tác: mùa xuân năm 1948, được in trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966)

- Vị trí:

+ Là một trong những thi phẩm thành công nhất của Chính Hữu.

+ Tiêu biểu cho thơ ca kháng chiến chống Pháp (1946-1954)

2. Phân tích đoạn trích

a. Cơ sở của tình đồng chí (7 câu đầu):

- Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân (2 câu đầu)

+ Thủ pháp đối: “quê hương anh” – “làng tôi” cùng thành ngữ cho thấy sự tương đồng trong lai lịch, cảnh ngộ của những người lính thời chống Pháp. Họ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó.

+ Gợi lên không khí cách mạng của thời đại và cuộc đổi đời vĩ đại của giai cấp nông dân. Lần đầu tiên trong lịch sử họ đứng lên làm chủ đất nước, làm chủ cuộc đời mình.

- Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước (2 câu tiếp):

+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ.

+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống lại kẻ thù chung.

- Cùng chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính:

+ “Súng bên súng” -> nhiệm vụ trong cuộc chiến.

+ “Đầu sát bên đầu”, “chung chăn” -> cùng trải qua cuộc sống gian khổ, chia sẻ cho nhau những tình cảm nồng ấm.

=> Từ đó hình thành tình đồng chí. Đây là cả một quá trình, từ:

+ “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi”  rồi “đôi tri kỉ” “đồng chí”.

+ “Bên”, “sát” thành “chung”

-> Từ người xa lạ nhưng cuộc đời người lính với rất nhiều điểm tương đồng đã khiến tình cảm đượm dần lên để trở thành tình đồng chí.

- Khép lại đoạn thơ chỉ vẻn vẹn 2 từ “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện một cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí.

=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.

b. Biểu hiện của tình đồng chí:

Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:

- Nhân vật trữ tình nói về nỗi lòng của đồng đội mà như đang bộc bạch nỗi lòng của chính mình.

- Thấu hiểu:

+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.

+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc. Họ bỏ lại ruộng vườn, ngôi nhà – là những tài sản quý giá để vào lính. Từ “mặc kệ” đã nói lên sự lựa chọn dứt khoát ấy.

+ Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính: nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ…

=> Người lính mạnh mẽ nhưng không vô tâm; quyết liệt, ý chí nhưng không hề lạnh lùng. Từng giây, từng phút họ đang phải vượt lên mình, tự nén lại những yêu thương, nhung nhớ để cống hiến trọn vẹn cho cuộc kháng chiến của toàn dân tộc.

c. Đặc sắc nghệ thuật: Lối miêu tả chân thực, tự nhiên; từ ngữ, hình ảnh giản dị và giàu sức gợi, cảm xúc dồn nén.

3. Đánh giá chung

Đoạn thơ thể hiện chân thực, cảm động một tình cảm lớn mang tính thời đại, đó là tình đồng chí bền chặt, thiêng liêng của những người lính cách mạng. Qua đó tác giả đã khắc họa thành công hình ảnh người lính thời kì đầu chống Pháp.

Câu hỏi:248695

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com