Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu và Bài

Câu hỏi số 267659:
Vận dụng cao

Cảm nhận về hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ: Đồng chí của Chính Hữu và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết

1. Giới thiệu chung

- Giới thiệu hai tác giả, hai tác phẩm

- Đánh giá ban đầu về tác phẩm.

2. Phân tích             

2.1 Đồng chí – Chính Hữu

a. Cơ sở của tình đồng chí

- Chung nhau về hoàn cảnh xuất thân: Họ đều ra đi từ những miền quê nghèo khó.

- Chung nhau về lí tưởng, lòng yêu nước:

+ Từ những miền quê xa lạ, họ nhập ngũ và quen nhau trong quân ngũ.

+ Họ cùng chung một chiến tuyến chống kẻ thù chung.

- Cùng chung nhiệm vụ, chung cuộc đời người lính:

=> Từ đó hình thành tình đồng chí. Đây là cả một quá trình, từ:

+ “Anh” – “tôi” thành “anh với tôi”  rồi “đôi tri kỉ” “đồng chí”.

+ “Bên”, “sát” thành “chung”

-> Từ người xa lạ nhưng cuộc đời người lính với rất nhiều điểm tương đồng đã khiến tình cảm đượm dần lên để trở thành tình đồng chí.

- “Đồng chí!” đứng tách riêng thể hiện một cảm xúc dồn nén, chân thành và gợi sự thiêng liêng, sâu nặng của tình đồng chí.

=> Đoạn thơ vừa lí giải cơ sở của tình đồng chí lại vừa cho thấy sự biến đổi kì diệu: từ những người nông dân xa lạ họ trở thành những đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.

b. Biểu hiện của tình đồng chí:

* Là sự thấu hiểu những tâm tư, tình cảm của nhau:

- Thấu hiểu:

+ Cảnh ngộ, nỗi bận lòng về hậu phương.

+ Ý chí lên đường, tình cảm cách mạng mãnh liệt. Khi cần họ biết hi sinh hạnh phúc cá nhân vì dân tộc.

+ Nỗi nhớ quê nhà đau đáu trong tâm hồn người lính: nhân hóa, hoán dụ, ẩn dụ…

* Là sự đồng cam, cộng khổ trong cuộc đời người lính:

- Đó là những cơn sốt rét rừng đã từng cướp đi bao sinh mạng, từng là nỗi ám ảnh đè nặng lên cuộc đời người lính.

- Đó còn là cái hiện thực thiếu thốn, khó khăn, gian khổ của cuộc đời người lính. Họ đã sống trong hoàn cảnh nghèo nàn về vật chất: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu thuốc men…nhưng họ vượt lên tất cả nhờ sức mạnh của tình đồng chí.

- Đó còn là những khắc nghiệt của khí hậu núi rừng.

* Là niềm yêu thương, gắn bó sâu nặng họ dành cho nhau.

c. Sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí:

* Được xây dựng trên nền một hoàn cảnh khắc nghiệt:

- Thời gian, không gian: rừng đêm hoang vu, lạnh lẽo.

- Không khí căng thẳng trước một trận chiến đấu. Trước mắt họ là cả những mất mát, hi sinh không thể tránh khỏi.

=> Nhờ tựa vào sức mạnh của tinh thần đồng đội. Họ “đứng cạnh bên nhau” và trở thành một khối thống nhất không gì lay chuyển nổi.

* Được biểu hiện qua một hình ảnh thơ độc đáo, đầy sáng tạo: “Đầu súng trăng treo”:

- Vốn là một hình ảnh thơ được cảm nhận từ thực tiễn chiến đấu.

- Song hình ảnh này mang nhiều ý nghĩa biểu tượng phong phú:

+ Gợi liên tưởng: chiến tranh - hòa bình, hiện thực - ảo mộng, kiên cường – lãng mạn, chất chiến sĩ – chất thi sĩ.

+ Gợi vẻ đẹp của tình đồng chí sâu sắc.

+ Gợi vẻ đẹp của tâm hồn người lính – một tâm hồn luôn trong trẻo, tươi mát dẫu phải băng qua lửa đạn chiến tranh.

+ Gợi vẻ đẹp tâm hồn dân tộc Việt Nam – một bàn tay giữ chắc cây súng mà trái tim luôn hướng đến những khát vọng thanh bình.

2.2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:

- “Bom giật, bom rung”, “bom rơi”

- Những chiếc xe không kính

-> Gợi vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.

     Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.

* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn:

- Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

- Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụi, mưa vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan: mưa ngừng, miệng cười ha ha, trời xanh thêm.

- Tâm hồn lãng mạn:

+ Cảm nhận thiên nhiên như một người bạn nồng hậu, phóng khoáng: sao trời, cánh chim.

+ Như nhìn thấy “trời xanh thêm” phía cuối con đường. Họ lái chiếc xe không kính đến một chân trời đẹp đẽ.

- Tình đồng đội sâu nặng:

+ Cử chỉ đơn sơ: “bắt tay” nhưng người lính lái xe Trường Sơn đã chia sẻ cho nhau niềm tự hào, kiêu hãnh, đã bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc, là lời động viên thầm lặng mà nồng nhiệt.

+ Sự gắn bó, đầm ấm, thân thương như trong một gia đình

- Vẻ đẹp của lí tưởng cách mạng:

+ Vì miền Nam, vì một ngày chiến thắng không xa, nước nhà độc lập, đất nước thống nhất hai miền.

-> Tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mĩ, là một biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng thời chống Mĩ.

2.3 Điểm tương đồng và khác biệt

- Tương đồng:

+ Tình đồng đội gắn bó keo sơn, yêu thương quan tâm nhau.

+ Họ sống có mục đích, lí tưởng cao đẹp, có lòng yêu nước nồng nàn.

+ Tinh thần dũng cảm, không sợ hiểm nguy, sẵn sàng hi sinh

- Khác biệt:

+ Đồng chí: những người lính trong cuộc kháng chiên chống Pháp mang vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.

+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: người lính mang tinh thần trẻ trung sôi nổi, lạc quan, ngang tàng, tinh nghịch.

=> Họ đều là những con người tiểu biểu cho thời đại kháng chiến hào hùng của dân tộc.

3. Tổng kết

Câu hỏi:267659

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com