Viết đoạn văn ngắn để làm nổi bật lên khung cảnh lễ hội mùa xuân trong văn bản Cảnh ngày
Viết đoạn văn ngắn để làm nổi bật lên khung cảnh lễ hội mùa xuân trong văn bản Cảnh ngày xuân.
phân tích, tổng hợp
- Trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” (trích “Truyện Kiều”), Nguyễn Du đã tái hiện rất cụ thể khung cảnh lễ hội trong tiết thanh minh.
- Tiết thanh minh thường diễn ra vào tháng ba, thời điểm sau Tết, với hai hoạt động chính, phần lễ và phần hội: “Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”.
+ Trong lễ tảo mộ, mọi người đi thăm viếng, sửa sang, quét tước cho phần mội người thân. Đây là một truyền thống tốt đẹp, có từ lâu đời.
+ Hội đạp thanh là đi chơi xuân ở chốn đồng quê, gợi một cuộc sống êm ả, thanh bình.
+ Cách nói: “lễ là”, “hội là” rất gần gũi, tự nhiên khiến người đọc cảm nhận được sự thân quen.
- Để tái hiện không khí vui tươi, náo nhiệt, rộn ràng của ngày hội vui, Nguyễn Du đã rất khéo léo sử dụng kết hợp một loạt danh từ ghép (yến anh, tài tử, giai nhân, ngựa xe, áo quần) với các động từ, tính từ (nô nức, sắm sửa, dập dìu…). Đặc biệt ấn tượng là cách nói ẩn dụ: “gần xa nô nức yến anh”, tác giả đã mượn hình ảnh chim yến chim oanh để miêu tả cảnh nam thanh nữ tú, từng đoàn người nô nức đi chơi xuân như chim én, chim oanh bay ríu rít.
- Tục lệ đốt vàng mã gửi cho người đã khuất cũng được tái hiện lại chân thực: “Thoi vàng vó rắc, tro tiền giấy bay”
- Quả thật, thông qua cuộc chơi xuân của chị em Kiều, Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh một truyền thống văn hóa lễ hội xa xưa rất đẹp.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com