Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét

Câu hỏi số 297825:
Vận dụng

Phân tích tính chuẩn xác trong việc sử dụng từ ngữ của Hoài Thanh và Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách của các nhân vật trong Truyện Kiều.

[…] Nhưng trong Truyện Kiều còn có bao nhiêu người khác. Có chàng Kim, con người rất mực chung tình, có Thúy Vân, cô em gái ngoan, có Hoạn Thư, người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt, có Thúc Sinh, anh chàng sợ vợ, có Từ Hải chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ, mỗi người một cá tính khó quên. Đối với bọn nhà chứa, ngòi bút Nguyễn Du không tò mò, Nguyễn Du ngại bới ra những gì quá dơ dáy, Nguyễn Du chỉ ghi vội vài nét cũng đủ khiến cả cái xã hội ghê tởm đó sống nhơ nhúc dưới ngòi bút Nguyễn Du với cái màu da nhờn nhợt của Tú Bà, cái bộ mặt “mày râu nhẵn nhụi” của Mã Giám Sinh, cái vẻ “chải chuốt”, “dịu dàng” của Sở Khanh, cái miệng thề “xoen xoét” của Bạc Bà, Bạc Hạnh.

(Theo Hoài Thanh toàn tập, tập 2, NXB Văn học, Hà Nội, 1999)

Phương pháp giải

Phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết

Bài tập yêu cầu phân tích cách dùng từ ngữ chuẩn xác của Hoài Thanh và Nguyễn Du. Cách dùng từ ngữ chuẩn xác là một biểu hiện sự trong sáng của ngôn ngữ. Muốn thấy được tính chuẩn xác, cần xem các từ ngữ đó đã chỉ ra được nét tiêu biểu về diện mạo, lột tả tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều như thế nào, đồng thời so sánh, đối chiếu với các từ gần nghĩa, đồng nghĩa cùng biểu hiện tính cách đó mà hai tác giả đã không dùng.

Các từ ngữ tiêu biểu về các nhân vật:

-Kim Trọng: rất mực chung tình.

-Thúy Vân: cô em gái ngoan.

-Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.

-Thúc Sinh: sợ vợ.

-Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.

-Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”.

-Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”.

-Sở Khanh: chải chuốt, dịu dàng.

-Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”.

Đối với mỗi từ ngữ dùng cho mỗi nhân vật, anh (chị) cần nhớ lại những chi tiết tiêu biểu trong Truyện Kiều gắn với từng nhân vật. Từ đó, thấy được độ chuẩn xác của từ ngữ đó. Chẳng hạn với Kim Trọng, việc dùng các từ “rất mực chung tình” là rất chính xác. Kim Trong yêu say đắm Thúy Kiều, nhưng vì tai họa giáng xuống gia đình Thúy Kiều nên mối tình Kim – Kiều tan vỡ. Mặc dù có Thúy Vân, nhưng Kim Trọng vẫn không lúc nào nguôi tình cảm với Thúy Kiều, bằng mọi cách tìm tung tích Thúy Kiều và cuối cùng đã tìm được nàng bị lưu lạc ở phương xa. Tình cảm của Kim Trọng vẫn đằm thắm như xưa, nghĩa là vẫn “rất mực chung tình”

Câu hỏi:297825

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com