Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trình bày hiểu biết của em về thể thơ lục bát và thể song thất lục bát.

Câu hỏi số 299190:
Thông hiểu

Trình bày hiểu biết của em về thể thơ lục bát và thể song thất lục bát.

Phương pháp giải

Tái hiện kiến thức đã học về thể thơ lục bát và thể thơ song thất lục bát

Giải chi tiết

1.Thể lục bát (còn gọi là thể sáu – tám)

- Số tiếng: mỗi cặp lục bát gồm hai dòng (dòng lục: 6 tiếng, dòng bát: 8 tiếng). Bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.

- Vần: Hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục.

- Nhịp: Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức các tiếng 2, 4, 6): 2/2/2.

- Hài thanh: Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ; đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và thứ 8 dòng bát.

2.Song thất lục bát (còn gọi là thể gián thất hay song thất)

- Số tiếng: Cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

- Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp (lọc – mọc, buồn – khôn); cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vấn bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền (non – buồn).                           

- Nhịp: +cặp song thất: 3/4

+lục bát: 2/2/2

- Hài thanh: +cặp song thất: lấy tiếng thứ 3 làm chuẩn, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc.

                  +cặp lục bát: sự đối xứng bằng – trắc chặt chẽ hơn, giống thể lục bát

Câu hỏi:299190

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com