Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của anh/chị về những thay đổi của nhân vật Tràng từ khi có vợ (Vợ nhặt – Kim

Câu hỏi số 300818:
Vận dụng cao

Cảm nhận của anh/chị về những thay đổi của nhân vật Tràng từ khi có vợ (Vợ nhặt – Kim Lân), Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Liên hệ với những thay đổi của nhân vật Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao, Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016). Từ đó so sánh tư tưởng nhân đạo của hai tác giả.

Phương pháp giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Giải chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Ông viết chân thật, xúc động về cuộc sống và người dân quê mà ông hiểu sâu sắc cảnh ngộ và tâm lí của họ - những con người gắn bó tha thiết với quê hương và cách mạng.

- Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân in trong tập Con chó xấu xí (1962). Tiền thân của truyện ngắn này là tiểu thuyết Xóm ngụ cư – được viết ngay sau Cách mạng tháng Tám nhưng dang dở và thất lạc bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954), ông dựa vào một phần cốt truyện cũ để viết truyện ngắn này.

Giới thiệu nhân vật

-  Lai lịch: dân ngụ cư: tha phương cầu thực, không sống được ở quê mình nên tìm đến một vùng đất khác -> bị kì thị, phân biệt đối xử.

+ Không được chia ruộng đất

+ Không được sống cùng trong không gian của ngôi làng, phải sống ở rìa làng hoặc ngoài đê.

+ Không được tham gia bất cứu sinh hoạt cộng đồng nào của làng xã.

-  Gia cảnh: nghèo

+ Gia đình chỉ có mẹ góa con côi, bố mất sớm.

+ Công việc bấp bênh, không ổn định: kéo xe bò thuê.

-  Chân dung ngoại hình:

+ Hai mắt nhỏ tí gà gà đắm vào bóng chiều.

+ Hai bên quai hàm bạnh ra

+ Thân hình to lớn vập vạp

+ Vừa đi vừa lảm nhảm những điều mình nghĩ.

+ Ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch.

è Có sức hấp dẫn với lũ trẻ con trong xóm chứ không phải các cô gái.

è Hội tụ đầy đủ các yếu tố bất lợi để có thể lấy được vợ.

- Sự kiện mang tính bước ngoặt cuộc đời: Tràng “nhặt” vợ:

+Xuất phát từ những câu bông đùa: “Muốn ăn cơm trắng với giò. Lại đây mà đẩy xe bò với anh”

+Sự chia sẻ, thương cảm giữa những người đồng cảnh.

-    Từ lời nói đùa của Tràng thị theo về thật.

Diễn biến tâm lí

* Chiều hôm trước:

- Trước khi dẫn nhau về:

+ Mua cho 1 cái thúng con mới.

+ Dẫn đi ăn một bữa no

+ Mua 2 hào dầu.

è Từ con người thô kệch trở nên tâm lí, tinh tế.

-  Trên đường về:

+ Phớn phở, tủm tỉm, sáng lấp lánh.

+ Mặt vênh vênh lên tự đắc với mình.

+ Như quên hết cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày… để sống với hạnh phúc mình đang năm giữ.

-  Khi về đến nhà:

+ Bỗng cùng ngượng nghịu.

+ Đứng tây ngây giữa nhà, chợt thấy sờ sợ.

+ Tủm tỉm cười một mình, ngạc nhiên trong sung sướng.

-  Khi giới thiệu với mẹ về nàng dâu mới:

+ Sốt sắng chờ mẹ về.

+ Khi bà cụ tứ trở về ríu rít vui mừng.

+ Giới thiệu vợ với mẹ một cách trân trọng.

+ Khi được đồng ý thì thở phào, người như nhẹ hẳn đi.

* Sáng hôm sau:

(+)  Hạnh phúc đã khơi dậy ý thức bổn phận của người đàn ông trong gia đình.

- Tràng tỉnh dậy muộn -> dễ chịu, êm ái, lửng lơ như người từ trong giấc mơ đi ra -> ngỡ ngàng trước hạnh phúc mình đang nắm giữ.

- Tràng quan sát khung cảnh đang bày ra trước mắt mình, nhận thấy cảnh tượng thay đổi mới mẻ, khác lạ,

+Nhà cửa được dọn dẹp sạch sẽ hẳn.

+ Không khí gia đình: mẹ và vợ chung tay dọn dẹp, vun vén nhà cửa.

è Thức dậy trong Tràng nhiều cảm xúc:

- Thấm thía cảm động

- Bỗng thấy thương yêu, gắn bó.

- Vui sướng, phấn chấn.

è Nhận thức mới mẻ: nhận thấy có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này.

è Hành động: Xăm xăm chạy ra sân, muốn chung tay tu sửa căn nhà

è Muốn chung tay để nghênh đón tương lai tươi sáng đến với gia đình.

(+) Khao khát đổi đời:

-       Quan tâm đến những chuyện ngoài xã hội: mạn Thái Nguyên Bắc Giang không đóng thuê mà còn phá kho thóc Nhật cha cho người đói.

è Nghĩ ngợi -> Nhớ lại -> Ân hận, tiếc rẻ.

-       Hình ảnh đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới lẩn khuất, ẩn hiện trong trí óc Tràng. Hình ảnh lá cờ chính là tín hiệu cho tương lai tươi sáng. -> Người đọc tin tưởng Tràng sẽ đi theo Việt minh, theo cách mạng.

Liên hệ với những thay đổi của Chí Phèo kể từ sau khi gặp Thị Nở

*Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nam Cao là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại.

- Chí Phèo là một trong những sáng tác tiêu biểu của ông.

*Sự thay đổi của Chí Phèo sau khi gặp Thị Nở:

- Chí tỉnh rượu, nhận thức về cuộc sống xung quanh

- Chí nhận thức được tình cảnh của bản thân mình

- Chí thức tỉnh tính người, khao khát yêu thương, khao khát được làm người lương thiện

*So sánh:

- Giống nhau:

+ Cả hai nhân vật đều được coi là những nhân vật “không bình thường” trong xã hội

+ Nguyên nhân của sự thay đổi đều bắt nguồn từ người phụ nữ - người phụ nữ quan trọng

+ Sự thay đổi hướng tới những điều tích cực cho nhân vật

- Khác nhau:

+Vợ nhặt:

++ Sự thay đổi của Tràng là sự thay đổi từ một người đàn ông ngờ ngệch thành người đàn ông mang đầy trách nhiệm trên vai

++ Tương lai của Tràng và người vợ nhặt là tương lai có hi vọng – nhân vật tìm được lối thoát cho cuộc sống của mình

+ Chí Phèo:

++ Sự thay đổi của Chí Phèo là một quá trình hồi sinh sau bi kịch bị tha hóa

++ Nhân vật Chí Phèo sau khi hồi sinh lại bước vào một bi kịch – bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người – nhân vật chưa tìm được lối thoát cho chính mình

Tổng kết

-  Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Tạo dựng tình huống truyện độc đáo: Tràng nhặt vợ -> Làm tiền đề khăc họa tính cách, tâm lí nhân vật -> Nhân vật hiện lên nổi bật, sắc nét.

+ Khả năng khám phá và phân tích diễn biến tâm lí nhân vật điêu luyện, tài tình.

+ Sử dụng ngôn ngữ người nông dân rất tự nhiên, nhuần nhuyễn, đưa gôn ngữ đời sống của người dân vào trang văn -> nhân vật hiện lên chân thực, sống động.

-  Giá trị nội dung tư tưởng mà nhân vật truyền tải:

+ Giá trị hiện thực: Phơi bày, phản ánh tình trạng khổ sở của người nông dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945 trong tình cảnh 1 cổ 3 tròng.

+ Giá trị nhân đạo:

Cảm thông, thương xót trước nỗi khổ tận cùng của người dân Việt Nam trong nạn đói năm 1945

Lên án, tố cáo những thế lực đã gây ra thảm cảnh cho người dân Việt Nam: phong kiến tay sai, thực dân Pháp, phát xít Nhật.

Phát hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của người dân Việt Nam trong tình cảnh khốn cùng: tấm lòng nhân hậu, khát khao hạnh phúc, tin tưởng vào tương lai.

Tìm thấy tia sáng cuối đường hầm, lối thoát đổi đời cho người dân.

Câu hỏi:300818

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com