Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật Hồn Trương Ba nói với

Câu hỏi số 302272:
Vận dụng cao

Trong vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nhân vật Hồn Trương Ba nói với Đế Thích: “Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi trọn vẹn”.

Từ việc phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba, anh (chị) có suy nghĩ gì về ý nghĩa của câu nói trên. 

Phương pháp giải

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).

- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

Giải chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Lưu Quang Vũ được đánh giá là một trong những nhà viết kịch tài năng nhất của văn nghệ Việt Nam hiện đại. Ông có công lớn vực dậy cả một nền sân khấu lúc đó đang có nguy cơ tụt hậu. Kịch của Lưu Quang Vũ hấp dẫn chủ yếu bằng xung đột trong cách sống và quan niệm sống, qua đó, khẳng định khát vọng hoàn thiện nhân cách con người.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch từng gây tiếng vang rất đặc biệt trên sân khấu nước nhà những năm đầu của công cuộc đổi mới. Lưu Quang Vũ viết vở kịch này từ năm 1981, đến năm 1984 vở kịch mới được công diễn nhiều lần trên sân khấu trong nước và ngoài nước.

Phân tích bi kịch của nhân vật Hồn Trương Ba

1/Giải thích khái niệm « bi kịch »

- Trạng thái tinh thần tiêu cực, nảy sinh khi có mâu thuẫn giữa ước mơ, khát vọng với hiện thực dẫn đến buồn chán, đau khổ, bất lực.

2/ Bi kịch của hồn Trương Ba – “bên trong 1 đằng, bên ngoài một nẻo”:

a/ Ông Trương Ba:

- Hiền đức, có tâm hồn cao khiết, sống mẫu mực: yêu vợ, thương con, quý cháu, tốt bụng với láng giềng,…

- Là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình yêu cây cỏ, nâng niu từng cảnh cây ngọn cỏ.

- Chơi cờ rất giỏi, nước cờ khoáng hoạt, thâm sâu, dũng mãnh -> khí chất, nhân cách con người.

b/ Tình huống bi kịch của nhân vật:

- Do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu: gạch sổ nhầm -> dẫn đến việc Trương Ba chết oan.

- Sau đó Nam Tào, Bắc Đẩu cho Trương Ba được sống lại trong xác anh hàng thịt : hồn Trương Ba, da hàng thịt -> khập khiễng, trớ trêu, nghịch cảnh éo le

-> Hồn Trương Ba đối mặt với những đau khổ.

c/ Bi kịch của nhân vật:

Bi kịch bị tha hóa:

Trong độc thoại ở đầu tác phẩm:

- Nhiễm thói xấu: ham uống rượu, thích bán thịt, không mặn mà với chơi cờ, những nước cờ của ông giờ thật “ti tiện” – tính cách con người ảnh hưởng.

- Bị bọn trương tuần hạnh họe.

- Con trai không còn tôn trọng bố, muốn bán vườn để có vốn mở cửa hàng thịt, vì: ông Trương Ba bây giờ ăn 8,9 bát cơm chứ không phải 2,3 bát như xưa.

-> Chán chỗ ở không phải của mình, sợ thân thể kềnh càng, thô lỗ của mình, muốn thoát khỏi nó dù chỉ một ít phút.  “Ôm đầu 1 hồi lâu rồi đứng vụt dậy” -> bế tắc, mất phương hướng, đau khổ tột cùng; căng thẳng, u uất, bức bách. “Đứng vụt dậy” – không chịu đựng được nữa, phải hành động để tự giải thoát mình. “Không, không, tôi không muốn sống như thế này mãi!” -> khát vọng dồn tụ.

Trong đối thoại với xác hàng thịt: Hồn có phụ thuộc vào xác ko?

- Khi hồn muốn thoát khỏi xác:

+ Xác tuyên chiến trước bằng giọng nhạo báng, mỉa mai “ông không thoát ra khỏi tôi được đâu, hai ta đã hòa vào làm một rồi,…”.

+ Hồn: không tin “ta vẫn giữ được một đời sống riêng nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”, xác chỉ là xác thịt âm u, đui mù, lời nói của bản năng, của con thú, không chi phối được hồn.

+ Xác: phủ nhận: cảm xúc khi ông đứng cạnh vợ tôi, trước các món ăn, tát thằng con ông tóe máu mồm, máu mũi,… -> thô bạo.

+ Hồn: đổ tội cho xác “tại mày

+ Xác: nhân nhượng, nhún nhường, ra vẻ buồn rầu, rủ Trương Ba tham sự trò chơi tâm hồn – đổ hết tội lỗi cho tôi để giữ sĩ diện của kẻ nhiều chữ với điều kiện phải chiều chuộng những đòi hỏi của xác.

+ Hồn: lời nói không đồng ý, vẻ mặt bần thần chấp nhận, vì không thể làm khác -> đuối lí, cuối cùng không nói nên lời, chỉ bật ra những lời đứt quãng.

-> Từ hăng hái, quyết liệt trở thành đuối lí, chủ động tách khỏi xác -> bần thần nhập lại vào xác -> hồn thua cuộc.

- Xưng hô: ta – mày sau đó chuyển thành anh.

=> Hồn có phụ thuộc vào xác. Đó còn là cuộc đối thoại giữa hồn và xác, ý thức – bản năng trong mỗi chúng ta. Nếu chúng ta để phần bản năng chiến thắng -> đánh mất phần người => Mỗi người phải biết đấu tranh hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tốt đẹp.

Bi kịch bị chối từ:

- Đối thoại với vợ:

+ Vợ: “Ông đâu còn là ông, đâu còn là người làm vườn ngày xưa”: quan tâm đến vợ hàng thịt, không quan tâm đến cu Tỵ - chơi thân với cái gái – cháu nội ông – đang ốm sắp chết -> muốn bỏ đi.

+ Hồn Trương Ba: hiểu nỗi đau của vợ - bản thân cũng khổ sở “ngày mẹ chôn ba cũng không khổ như bây giờ” -> ngồi xuống ôm đầu – bế tắc, k lối thoát.

- Đối thoại với cái Gái – cháu nội:

+ Cháu: “ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy” “ông không phải là ông nội tôi” -> “cút đi, lão đồ tể”

+ Hồn Trương Ba: run rẩy, khổ đau

- Đối thoại với con dâu:

+ Con dâu: “mỗi ngày thầy một lệch lạc, mất mát, đổi khác, nhòe mờ dần đi” không nhận ra nữa -> giữ thầy ở lại chỉ khi thầy lại là thầy ngày xưa.

+ Hồn: mặt lặng ngắt như tảng đá, …

-> Đau khổ nhất là gia đình từ chối. Thừa nhận xác đã thắng thế. -> Cao trào của bi kịch,

d/ Ứng xử của hồn Trương Ba:

- Thái độ của hồn Trương Ba:

+ Không chấp nhận buông xuôi, khẳng định mạnh mẽ khát vọng.

+ Xin cho cu Tỵ sống lại.

+ Chấp nhận cái chết.

- Bị thử thách: nhập vào xác cu Tỵ

+ Lợi ích: hàng thịt và cu Tỵ sống lại, có cuộc đời dài phía trước,..

+ Hồn Trương Ba phân tích: không biết cư xử như thế nào với người thân, khi mọi người chết chỉ còn một mình bơ vơ, không thể cướp đi linh hồn non nớt… -> khổ hơn cả cái chết.

e/ Kết thúc - khúc vĩ thanh đầy chất thơ:

- Trương Ba được giải thoát khỏi bi kịch.

- Khung cảnh nên thơ.

- Hình ảnh Trương Ba: hình bóng chập chờn; lời thoại của Trương Ba, của cái Gái cho thấy dù Trương Ba có chết nhưng được trở về nguyên vẹn với tâm hồn, nhân cách, sống mãi trong lòng những người thân và độc giả.

Suy nghĩ về ý nghĩa câu nói

- Câu nói chính là lời thoại của nhân vật Trương Ba, thể hiện khát khao muốn được sống là chính mình

- Câu nói cũng có ý nghĩa muốn nhắc nhở con người sống trung thực, là chính mình, không phải tồn tại trong trạng thái vay mượn, chắp vá, không phải sống theo người khác. Chỉ khi được sống hài hoà giữa hồn và xác, giữa thế giới bên trong và biểu hiện bên ngoài, con người mới có hạnh phúc. 

Tổng kết

Câu hỏi:302272

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com