Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau: “Chiếc vành với bức tờ
Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ sau:
“Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên,
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh gương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt khuất lời,
Rưới xin giọt nước cho người thác oan”.
(Trích Truyện Kiều – Nguyễn Du, Ngữ Văn 10, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)
- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).
- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.
a. Thúy Kiều trao kỉ vật cho Thúy Vân
- Nguyễn Du là đại thi hào của nền văn học Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Du có điều kiện tiếp nhận truyền thống văn hóa quý báu của gia đình và của nhiều vùng quê khác nhau – tiền đề cho sự phát triển tài năng nghệ thuật của ông sau này. Chủ nghĩa nhân đạo là một trong những nội dung lớn xuyên suốt trong những sáng tác của Nguyễn Du.
- Truyện Kiều là một trong những sáng tác xuất sắc của Nguyễn Du và là kiệt tác của nền văn học Việt Nam được Nguyễn Du sáng tác dựa trên cốt truyện của cuốn tiểu thuyết Kim Vân Kiều truyện (Thanh Tâm tài nhân). Trao duyên là một đoạn trích đặc sắc của tác phẩm Truyện Kiều. Đoạn trích trên là những lời Thúy Kiều nói với Thúy Vân trong cái đêm sau gia biến khi nàng đã quyết định bán mình để có ba trăm lạng vàng cứu cha và em ra khỏi những đòn tra khảo dã man. Đoạn trích nói về bi kịch tình yêu tan vỡ, bi kịch mở đầu cho một chuỗi những bi kịch kéo dài mười năm lăm của đời Kiều.
Phân tích đoạn trích- Thúy Kiều gọi tên từng kỉ vật khi trao cho Thúy Vân
+ chiếc vành: vòng xuyến mà Kim Trọng đã trao cho Thúy Kiều
Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông
+ bức tờ mây:
tờ giấy trang trí hình mây có ghi lời thề nguyền của mình thư từ giữa hai nghĩa->Trong văn cảnh này nên hiểu theo nghĩa thứ nhất hai người đã “tiên thề cũng thảo một chương”
+ phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa: Thúy Kiều và Kim Trọng đã có chung những kỉ niệm bên nhau.
Bây giờ là lúc Thúy Kiều trao lại hết cho Vân
->Trao kỉ vật cũng đồng nghĩa là trao duyên.
- Khi trao kỉ vật, ở Kiều có sự mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm:
+ Lí trí: trao hết kỉ vật, không giữ lại gì hết -> trao duyên cho em.
->Mong muốn “dù em nên vợ nên chồng” với Kim Trọng
-> Mong muốn em sẽ có cuộc sống hạnh phúc và êm ấm bên Kim Trọng:“Đốt lò hương ấy so tơ phím này”
+ Tình cảm:
Tiếc thay chút nghĩa cũ càng
Dầu lìa ngó ý còn vương tơ lòng
Trao duyên và giữ “duyên này thì giữ”, em tự mình giữ hết lấy duyên ấy nhưng dặn dò “vật này của chung”. “Của chung” là của cả Kiều – Kim và Vân. Kiều muốn đồng sở hữu->Từ quá khứ đến hiện tại, nó là sở hữu của Kim – Kiều
->Hiện tại đến tương lai nó là sở hữu của Kim – Vân.
Mong muốn em có cuộc sống êm đềm hạnh phúc bên Kim Trọng nhưng “Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”. Mong muốn cả Kim Trọng và Thúy Vân đều không quên mình:++ Thúy Vân: tình chị em
++ Kim Trọng: tình yêu với mình.
Dặn “Mất người còn chút của tin” -> người không còn nhưng còn để lại kỉ vật->Mong muốn mọi người không bao giờ quên mình.
=> Thúy Kiều rõ ràng có sự ích kỉ, mềm yếu nhưng chính trong đó lại thấy tình cảm nàng dành cho Kim Trọng rất sâu nặng và trong giây phút trao duyên này nàng rất đau đớn, mất mát, hụt hẫng.
=> Đau đớn giằng xé trong tâm can Thúy Kiều
b. Dặn dò chuyện mai sau
- Mai sau, mỗi khi đốt hương đánh đàn, linh hồn của Thúy Kiều sẽ trở về. Mong Thúy Vân hãy rưới giọt nước làm phép để giải oan cho chị.
-> Một lần nữa Thúy Kiều mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm
- Lí trí: mong muốn Kim Trọng và Thúy Vân có cuộc sống gia đình êm đềm, hạnh phúc
Đốt lò hương ấy so tơ phím này
Đó cũng là những giây phút hạnh phúc mà Thúy Kiều và Kim Trọng đã trải qua, đã từng có những giây phút hạnh phúc bên nhau. Trong đêm thề nguyền, Kim Trọng đã “lò đào thêm hương”, “Tiên thề cùng thảo một chương/ Tóc mây một món dao vàng chia đôi” -> Thúy Kiều đánh đàn cho Kim Trọng nghe.
->Những giây phút hạnh phúc ấy sẽ tiếp tục, vẫn là cảnh tượng ấy nhưng người thì khác.
- Tình cảm: muốn sum họp, chung thủy hạnh phúc
Hồn còn mang nặng lời thề
Nát thân bồ liễu, đền ghì trúc mai
->Dù có bị vùi dập ra sao, dù thịt nát xương mòn nhưng linh hồn Thúy Kiều vẫn mang nặng lời thề “Nợ tình chưa trả cho ai/ Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan”.
-> Linh hồn không thể siêu thoát
-> Nên mỗi khi Kim Trọng và Thúy Vân có những giây phút hạnh phúc bên nhau thì Thúy Kiều sẽ trở về để chung hưởng hạnh phúc qua ngọn gió hiu hiu trên ngọn cỏ lá cây.
=> Dù âm dương cách trở thì Thúy Kiều sẽ trở về bằng linh hồn bất tử, sẽ được chung hưởng với hạnh phúc của em.
=> Mâu thuẫn.
-> Cho thấy:
+ Sự tiếc nuối, đau khổ và cả sự than thân trách phận của Thúy Kiều.
+ Tình cảm sâu nặng
ð Thúy Kiều hiện lên không chỉ là một tấm gương đạo lí đơn thuần (Thúy Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân chỉ dừng lại ở hành xử theo nguyên tắc của đạo lí phong kiến) mà còn hiện lên là một con người trần thế sống động.
Tổng kết
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com