Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sức sống tiềm tàng của

Câu hỏi số 320776:
Vận dụng cao

Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, nhà văn Tô Hoài đã hai lần miêu tả sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị. Trong đêm tình mùa xuân “Trong bóng tối Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn còn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi những đám chơi. Em không yêu quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách.” Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”.

Và trong đêm mùa Đông cởi trói cho A Phủ “Mị đứng lặng trong bóng tối. Rồi Mị vụt chạy ra. Trời tối lắm nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

-A Phủ cho tôi đi.

A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

-Ở đây thì chết mất.”

Phân tích sức sống tiềm tàng của nhân vật Mị qua hai lần miêu tả trên. Từ đó nhận xét về tư tưởng nhân đạo tiến bộ của nhà văn Tô Hoài.

(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.

- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện: Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.

Giới thiệu nhân vật

- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.

- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:

+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”

+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”

+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”

-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.

Phân tích hình ảnh Mị trong hai lần trên Lần miêu tả thứ nhất:

* Vị trí chi tiết: Chi tiết nằm ở phần giữa tác phẩm, trong đêm tình mùa xuân, với sự tác động của các nhân tố khách quan, sức sống tiềm tàng trong Mị trỗi dạy. Ngay sau đó, A Sử đã trói đứng Mị vào cột, không cho đi chơi. Mọi hành động vượt thoát thực tại của Mị đã bị kìm lại.

* Phân tích chi tiết:

- “Trong bóng tối Mị đứng im lặng, như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn còn nghe tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi những đám chơi. Em không yêu quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào.”:  sức sống tiềm tàng vẫn lan tỏa trong tâm trí của Mị, những câu hát trong hội chơi xuân vẫn văng vẳng bên tai như gọi Mị đi chơi, như thúc giục Mị hãy sống, hãy vui

-> A Sử chỉ trói được thân xác Mị chứ không trói được ý muốn đi chơi, không trói được khát vọng, sức sống của Mị.

-> Mị vẫn thả hồn theo tiếng sáo đến với những cuộc chơi.

- “Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa”: sự tĩnh lặng, yên ắng của không gian buổi đêm đã làm Mị trở về thực tại. Khi về với thực tại Mị đau khổ, xót xa cho thân phận của mình. Tô Hoài khắc họa thân phận của Mị qua thủ pháp vật hóa và so sánh

->Mị hoàn toàn bị mất tự do, bị chà đạp

Lần miêu tả thứ hai

* Vị trí chi tiết: Nằm ở phần cuối của truyện: Sau khi Mị chứng kiến A Phủ bị trói đứng, trong lòng Mị trỗi dạy tình thương và trong phút chốc Mị đã cắt dây cởi trói cho A Phủ. Mị cũng đã vượt thoát và chạy theo A Phủ.

* Phân tích chi tiết:

+ Mị ý thức được hoàn cảnh của bản thân mình: “Ở đây thì chết mất”

+ Sức sống tiềm tàng trỗi dạy và trở thành hành động mạnh mẽ: “vụt chạy ra”, “băng đi”, “đuổi kịp A Phủ”

ð  Hành động của Mị thể hiện sự nhận thức bước đầu của người nông dân miền núi trong đấu tranh Cách mạng

Tư tưởng nhân đạo tiến bộ của nhà văn Tô Hoài

Ngoài việc ngợi ca vẻ đẹp của nhân vật, đồng cảm thương cảm với số phận nhân vật, điểm tiến bộ trong tư tưởng nhân đạo của ông là đã chỉ ra được lối thoát cho nhân vật của mình. Từ đây, nhân vật có hy vọng vào một tương lai tươi sáng, cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Câu hỏi:320776

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com