Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước qua hai đoạn thơ sau: Khi ta lớn lên Đất

Câu hỏi số 326629:
Vận dụng cao

Cảm nhận của anh/chị về hình tượng Đất Nước qua hai đoạn thơ sau:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Cái kèo, cái cột thành tên

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

Đất Nước có từ ngày đó...

-           Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng mình hài hoà nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất nước vẹn tròn, to lớn

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang đất nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

Phải biết gắn bó san sẻ

Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời...

(Trích Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12, Tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, 2015; tr. 118, 119, 120)

Từ đó làm nổi bật lên sự vận động trong quan niệm về Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua hai đoạn thơ. 

Phương pháp giải

Phân tích, lý giải, tổng hợp

Giải chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

* Giới thiệu tác giả Nguyễn Khoa Điềm

Sinh năm 1943 tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên- Huế trong một gia đình có truyền thống yêu nước và cách mạng, thuộc thế hệ các nhà thơ thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam.

* Giới thiệu đoạn trích “Đất Nước”

- Xuất xứ: nằm trong phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”

- Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được hoàn thành ở chiến khu Trị- Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ vùng đô thị tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược.

Cảm nhận về hình tượng Đất Nước qua hai đoạn trích

1) Hình tượng Đất Nước trong đoạn 1 – Đất Nước hình thành từ truyền thống văn hóa của cha ông lâu đời

- Trong đoạn thơ tác giả trả lời câu hỏi Đất Nước có từ bao giờ?

- Đất Nước đã có từ rất lâu đời, gắn liền với những truyền thuyết cổ tích xa xưa mà mỗi chúng ta đều được nghe kể trong suốt thời thơ ấu:

Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa, ngày xưa…” mẹ thường hay kể

Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

+ Đó là sự tích trầu cau thấm đượm tình nghĩa vợ chồng, tình nghĩa anh em.

+ Đó là truyền thuyết Thánh Gióng nhổ bụi tre bên đường làm vũ khí đánh đuổi giặc Ân.

- Đất nước đã có từ rất lâu đời gắn liền với những thuần phong mĩ tục:

Tóc mẹ thì bới sau đầu

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

+ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng búi tóc thành cuộn sau gáy là một trong những nét văn hóa đặc thù.

+ Lối sống coi trọng nghĩa tình, hôn nhân đậm bền khi trải qua những thử thách “gừng cay muối mặn”.

- Đất nước đã có từ rất lâu trong tiến trình phát triển của cuộc sống đời thường:

+ Dựng nhà:

Cái kèo, cái cột thành tên

+ Nền văn minh nông nghiệp:

Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

-> Chốt lại đoạn thơ mở đầu Nguyễn Khoa Điềm nhẹ nhàng ghi khắc vào lòng ta: Đất nước có từ ngày đó... Ngày đó là ngày đất nước ta có phong tục, truyền thống, có văn hóa được tạo dựng trong một khoảng thời gian lâu dài.

2) Hình tượng Đất Nước trong đoạn 2 – Đất Nước trong chiều dài lịch sử - Đất Nước ở hiện tại và tương lai

+ Trong hiện tại, đó là một Đất Nước giản dị và gần gũi, gắn liền với tình yêu của anh và em, gắn liền với sự đoàn kết của cả dân tộc. Chính tình yêu và sự đoàn kết đó mới tạo nên sức mạnh cho toàn dân:

Trong anh và em hôm nay

Đều có một phần Đất Nước

Khi hai đứa cầm tay

Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm

Khi chúng ta cầm tay mọi người

Đất Nước vẹn tròn to lớn

+ Trong tương lai, đó là một Đất Nước với triển vọng tươi sáng, là Đất Nước được tạo dựng bởi thế hệ măng non tiếp bước:

Mai này con ta lớn lên

Con sẽ mang Đất Nước đi xa

Đến những tháng ngày mơ mộng

- Những suy nghĩ về trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với Đất Nước:

Tác giả đã khép lại đoạn thơ bằng lời nhắn nhủ với thế hệ trẻ về trách nhiệm với đất nước:

+ Đất Nước là máu thịt, là phần không thể thiếu trong mỗi con người:

Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình

+ Chính vì vậy chúng ta phải biết cùng nhau xây dựng đất nước, cống hiến và hi sinh để bảo vệ đất nước:

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời

Tư tưởng mà nhà thơ muốn truyền tải qua cách định nghĩa mới mẻ về Đất Nước  

 Tác giả nêu định nghĩa về đất nước từ các góc nhìn toàn diện – truyền thống văn hóa và chiều dài lịch sử. Nguyễn Khoa Điềm đã mang đến một cái nhìn mới, nghiêng nhiều hơn về các không gian riêng tư, không gian đời thường để phát hiện ra một Đất Nước hết sức thân quen, gần đối với cá nhân mỗi người.

-> Từ đó tác giả đã nêu bật tư tưởng: Đất Nước của nhân dân, để khơi gợi trách nhiệm của mỗi cá nhân với Đất Nước

Tổng hợp, đánh giá

- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, chất liệu dân gian phong phú.

- Mạch thơ mang đậm chất triết luận, vừa sâu sắc, vừa thấm đượm tình cảm.

Câu hỏi:326629

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com