Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

- ... ''Phải nhiều thế kỷ qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp

Câu hỏi số 330619:
Vận dụng cao

- ... ''Phải nhiều thế kỷ qua, người tình mong đợi mới đến đánh thức người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Nhưng ngay từ đầu vừa ra khỏi vùng núi, sông Hương đã chuyển dòng một cách liên tục, vòng những khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm, như một cuộc tìm kiếm có ý thức để đi tới nơi gặp thành phố tương lai của nó.

... Từ đấy, như đã tìm đúng đường về, sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long, kéo một nét thẳng thực yên tâm theo hướng tây nam - đông bắc, phía đó, nơi cuối đường, nó đã nhìn thấy chiếc cầu trăng của thành phố in ngần trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non.

Giáp mặt thành phố ở Cồn Giã Viên, sông Hương uốn một nhánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu..."

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, tập một, tr.198 và tr.199, NXB Giáo dục 2015).

Trình bày cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương ở hai đoạn trích trên, từ đó làm nổi bật nét tài hoa trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích

- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về bút kí. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…

- Ai đã đặt tên cho dòng sông? là bài bút kí xuất sắc, viết tại Huế, ngày 4 – 1 – 1981, in trong tập sách cùng tên.

- Hai đoạn trích trên là hai đoạn trích tiêu biểu, tái hiện vẻ đẹp sông Hương và thể hiện rõ phong cách của tác giả

Phân tích hai đoạn trích Đoạn 1: Sông Hương trong không gian châu thổ vùng Châu Hoá

* Vẻ đẹp của người gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài

- Sông Hương được miêu tả khi chuẩn bị ra khỏi rừng già đến với thành phố mà nó hằng mong đợi – Huế.

- Trước đó sông Hương đã được miêu tả như  một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.

- Trong cảm nghĩ của nhà văn, sông Hương giống như “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” được “người tình mong đợi đến đánh thức”.

- Tác giả nhìn dòng sông Hương với nhiều dáng vẻ, điệu bộ khác nhau:

+ chuyển dòng một cách liên tục.

+ vòng những khúc quanh đột ngột

+ uốn mình theo những đường cong thật mềm

=> Sông Hương như đang làm duyên, làm dáng với thiên nhiên, nó lúc này khác hẳn vẻ phóng khoáng, man dại khi ở rừng già.

- Từ đây, thủy trình về xuôi của sông Hương giống như một cuộc tìm kiếm có ý thức người tình nhân đích thực của một người gái đẹp trong câu chuyện tình yêu lãng mạn nhuốm màu cổ tích.

* Vẻ đẹp đa dạng: hành trình về xuôi của dòng sông gắn liền với những địa danh khác nhau, và ở mỗi địa danh lại mang một vẻ đẹp mới lạ. Phải chăng người con gái khi đến với người yêu không chỉ để dâng tặng tình yêu mà còn để hoàn thiện và phơi bày vẻ đẹp của mình? Quả thực trong hành trình về với kinh thành của mình, sông Hương đã phô khoe những vẻ đẹp hết sức đa dạng.

Đoạn 2: Sông Hương trong không gian kinh thành Huế

* Bắt đầu đi vào thành phố- Sông Hương được so sánh với người tình vui tươi và duyên dáng:

- Tâm trạng vui tươi của dòng sông từ khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ đến đây càng rõ hơn khi đã nhận ra những dấu hiệu của thành phố.

- Hình ảnh so sánh đặc sắc: “nhỏ nhắn như những vành trăng non” => Phép so sánh thật tuyệt. Trước mắt ra bỗng hiện ra bức tranh phong cảnh với sắc màu tươi tắn mà thanh thoát, nhẹ nhàng. Cuộc tình đẹp, khung cảnh gặp gỡ của lứa đôi cũng thật nên thơ

- Người gái đẹp sông Hương làm dáng lần cuối cùng trước khi chảy vào giữa lòng thành phố thân yêu, trước khi đến với người tình nhân đích thực: uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, khiến dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói ra của tình yêu => Trong lòng thành phố, sông Hương tỏa thành nhiều nhánh nhũng cánh tay mềm mại, ôm ấp lấy người tình thủy chung. Gặp gỡ người tình thủy chung, có lẽ ai cũng muốn thời gian trôi chậm lại, ngừng lại. Sông Hương cũng vậy, phải trải qua một hành trình gian lao mới gặp được người tình minh mong đợi nên dòng sông dùng dằng không chảy, lặng lẽ như chờ đợi.

- Không dừng lại ở cái nhìn bề ngoài, đắm say vẻ đẹp sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhân cách hóa, gọi cái vẻ lặng lờ, dùng dằng ấy là điệu “slow tình cảm” mà sông Hương dành cho xứ Huế. Vậy là với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hương giang và thành phố huế là một cặp tình nhân, cặp đôi ấy đang đắm đuối mê say trong vũ điệu tình yêu lãng mạn. Ngòi bút phong tình của nhà văn đã đưa người đọc đi từ bất ngờ này tới bất ngờ khác.

* Nét tài hoa trong bút kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

+ Vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương

+ Liên tưởng, tưởng tượng phong phú và sáng tạo, đem lại những hình dung đầy đặc sắc, hấp dẫn về vẻ đẹp đa dạng của sông Hương.

+Qua những hình dung, miêu tả hết sức tinh tế, tài hoa ta còn thấy ở ông một tình yêu thiên nhiên thiết, sâu nặng.

Tổng hợp, đánh giá

- Giá trị nội dung

+ Bằng những so sánh, liên tưởng độc đáo, tác giả đã tái hiện vẻ đẹp phong phú của sông Hương từ góc nhìn địa lí.

+ Thiên nhiên xứ Huế và dòng sông Hương luôn gắn bó, gần gũi với con người. Qua điệu chảy của dòng sông nhà văn thấy được tính cách con người xứ Huế. HPNT đã nhìn sông Hương như một thiếu nữ xinh đẹp và tài hoa, dịu dàng và cũng đầy cá tính. Vẻ đẹp nữ tính ấy của sông Hương giống như đời sống, như tâm hồn của con người xứ Huế.

+ Qua hình tượng sông Hương, người đọc còn thấy được vẻ đẹp của người cầm bút: một tình yêu say đắm với dòng sông, với quê hương xứ sở, và trên hết là với đất nước mình.

- Đặc sắc nghệ thuật

+ Sức hấp dẫn của hình tượng sông Hương trước hết đến từ ngòi bút của HPNT: một cây bút tài hoa giàu trí tuệ, am hiểu sâu rộng về văn hóa, lịch sử, địa lí và văn chương; một sức liên tưởng, tưởng tượng phong phú và sáng tạo.

+ Các biện pháp nghệ thuật: ẩn dụ, so sánh, nhân hóa… gắn liền với những liên tưởng bất ngờ, thú vị cũng đã tạo nên những góc nhìn đa sắc về sông Hương, đưa người đọc đi từ thích thú này đến thích thú khác

+ Nhà văn đã sáng tạo được những trang văn đẹp, được dệt nên bởi một kho từ vựng phong phú, uyển chuyển và rất giàu hình ảnh

Câu hỏi:330619

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com