Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, anh chị hãy làm cho người ta tin rằng

Câu hỏi số 331165:
Vận dụng cao

Qua bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, anh chị hãy làm cho người ta tin rằng “Miền quá khứ luôn là một cõi đi về của cái tôi trữ tình – tác giả”

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Hàn Mặc Tử là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Ông bắt đầu làm thơ từ khi còn rất trẻ và là một trong những người có sức sáng tạo mãnh liệt trong phong trào thơ Mới.

- Đây thôn Vĩ Dạ là một trong những thi phẩm xuất sắc của ông. Tác phẩm lúc đầu có tên là Ở đây thôn Vĩ Dạ, sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (về sau đổi thành Đau thương).

- Qua “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, người ta tin rằng “Miền quá khứ luôn là một cõi đi về của cái tôi trữ tình – tác giả”

Phân tích tác phẩm 1.    Khổ 1: Cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong nắng mai.

* Câu hỏi tu từ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”:

- Có 6 trên 7 chữ là thanh bằng, nếu đọc chữ “Vĩ” theo âm điệu của người Huế cũng sẽ là thanh bằng -> gây ấn tượng về chất giọng ngọt ngào của người  Huế -> mở ra tác phẩm.

- Chủ thể câu hỏi:

+ Có thể là câu hỏi của cô gái Huế (cụ thể hơn là người trong mộng của Hàn Mặc Tử: Hoàng Thị Kim Cúc) -> mang hàm ý trách móc, hờn dỗi nhẹ nhàng; nhắc nhở, mời mọc duyên dáng.

+ Cũng có thể hiểu chủ thể câu hỏi là chính tác giả: tự phân thân để chất vấn mình  -> hàm ý trách mình, nhắc mình. “Không về” -> dự cảm đau lòng về sự chia biệt và xa cách; trước đã không về, giờ không về và sau này cũng không thể về. Dùng từ “về” một cách tự nhiên, không khiên cưỡng vì Hàn Mặc Tử đã có quãng thời gian học tại đây, hơn nữa Huế không còn là vùng quê xa lạ mà là quê hương cả người mình thầm thương trộm nhớ -> miền đất gắn bó.

=> Khát khao đến với Huế.

- “Thôn Vĩ”:

+ Miền quê đẹp, thơ mộng, trữ tình, điểm đến hấp dẫn

+ Nơi người thương đang sinh sống

-> Tăng thêm mong mỏi được trở về với xứ Huế.

* 3 câu cuối: Vẻ đẹp thôn Vĩ:

- Cảnh trong buổi bình minh với những nét vẽ đặc sắc.

+ Vẻ đẹp của nắng: “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”:

Lặp lại từ “nắng” hai lần trong một câu thơ -> ấn tượng về ánh sáng tràn ngập, tươi tắn, bao phủ khắp không gian.

“Nắng hàng cau”: hình ảnh những hàng cau vươn cao đắm mình trong nguồn năng lượng thiên nhiên dồi dào bất tận. Cây cau như một cây thước của thiên nhiên đứng ở giữa vườn để đo mực nắng.

“Nắng mới lên”: những tia nắng ban mai đầu tiên trong ngày đánh thức vạn vật thế gian.

+ Vẻ đẹp của màu xanh: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”

“Mướt”: màu xanh của sự mỡ màng, non tơ -> gợi sự trù phú của mảnh vườn thôn Vĩ, của xứ Huế. “Mướt” cũng có thể hiểu là màu xanh ướt nước, ướt do tắm sương đêm, hoặc do tắm mưa.

“Xanh như ngọc”: trong trẻo, tươi mát, long lánh, thanh nhẹ, mang lại cảm giác dễ chịu.

“Vườn ai”: đại từ phiếm chỉ “ai” gơi liên tưởng đến chủ nhân khu vườn là cô gái dịu dàng, duyên dáng, tình tứ; cũng có thể hiểu rõ hơn là Hoàng Thị Kim Cúc -> bức tranh cảnh vật có hồn hơn, có tình hơn.

+ Vẻ đẹp của người thôn Vĩ: “Lá trúc che ngang mặt chữ điền”.

Thấp thoáng hiện ra sau những cành trúc.. Đó là nét đậm hiện ra sau những nét thanh. -> duyên dáng.

“Mặt chữ điền”: gương măt của người con gái xứ Huế -> ẩn chứa những nét đẹp phẩm chất.

=> Vẻ đẹp của cảnh và người hòa quyện tạo nên nét quyến rũ riêng của thôn Vĩ để làm bùng cháy nỗi khát khao được về thăm thôn Vĩ dù chỉ một lần của Hàn Mặc Tử.

=> Ẩn chứa sau đó là ánh mắt đắm say, tấm lòng tha thiết với thôn Vĩ, với cuộc đời của Hàn Mặc Tử trong những ngày bệnh tật.

2.    Cảnh sông nước, mây trời xứ Huế trong đêm trăng huyền ảo.

* 2 câu thơ đầu: Tả thực cảnh sông nước, mây trời xứ Huế.

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”

-          Câu 1: Cảnh mây trời:

+ Hai chữ “gió” đóng khung gió, hai chữ “mây” đóng khung mây; hai chữ “gió”“mây” lại được đặt vào nhịp ngắt 4/3, kết hợp với dấu phẩy -> nhấn mạnh sự chia cách, chia biệt về hai hướng, hai ngả, không thể trùng phùng, tương hợp.

-> Phi lí do với logic tự nhiên nhưng lại hợp lí so với logic tâm trạng của nhà thơ.

- Câu 2: Cảnh sông nước:

+ “Dòng nước buồn thiu”:  Thực tế: điệu chảy lập lờ, ngập ngừng của dòng sông Hương.Vào thơ của Hàn Mặc Tử nó được nhân hóa -> không chỉ là “buồn thiu” của dòng nước mà còn phản chiếu nỗi lòng, cảm xúc thi nhân.

+ “Hoa bắp lay”:  Thực tế hoa ngô có màu giản dị, mờ nhạt -> gợi sự ảm đạm. Sự lay động của nó chỉ là sự chuyển dịch nhẹ nhàng thiếu sức sống -> man mác buồn, nhịp điệu sống lặng lẽ.

-> Cõi nhân gian ăm ắp sự sống, biêng biếc sắc màu và ấm nóng tình người trong khổ thơ đầu đã nhường chỗ cho khung cảnh vô sắc, vô hương, ảm đạm và chia lìa.

* 2 câu thơ cuối: Cảnh sông nước trong đêm trăng huyền ảo:

“Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay”

-   Tìm đến trăng là để bám víu khi tất cả đã vận động rời bỏ.

-> Trăng trở thành tri kỉ, tri âm.

- Trăng xuất hiện rất diễm lệ:

+ Dòng sông trăng.

+ Thuyền trăng.

-> Trăng là hiện thân của cái đẹp, hiện thân của thế giới trần thế, thế giới mà tác giả khao khát được chiếm lĩnh và tận hưởng.

- Câu hỏi: “Có chở trăng về kịp tối nay” -> sự lo lắng về thời gian. “Tối nay” là khoảng thời gian rất gần, thời gian hiện tại. “Kịp” lo lắng không biết quỹ thời gia của mình có còn kịp để tận hưởng cuộc đời trần thế không -> Càng yêu đời bao nhiêu, càng mong muốn chiếm lĩnh cuộc đời bao nhiêu lại càng lo lắng bấy nhiêu. Lo lắng cũng chính là dự cảm về mất mát, về lỡ làng trong hoàn cảnh riêng của thi sĩ.

3. Khổ 3: Hình bóng khách đường xa trong chốn sương khói mông lung:

“Mơ khách đường xa khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà”

* Câu 1: Cõi người được cụ thể hóa trong hình bóng giai nhân:

- “Khách đường xa”: Xa lạ, xa dần.

- “Mơ”: cõi mộng, không phải ở cõi thực, không thể nắm bắt.

* Câu 2: Không níu kéo được.

- “Trắng quá”: cực tả sắc trắng ở mức độ tột cùng.

-> Cảm giác thay thế bằng ảo giác, hình ảnh thay thế bằng ảo ảnh, hình bóng giai nhân mất hết đường nét, chỉ để lại một khoảng trống hẫng hụt trong cõi lòng thi nhân.

=> Hướng ra ngoài kia để rồi nhận cảm giác hẫng hụt, đành quay về thế giới trong này.

* Câu 3:

- “Mờ nhân ảnh”: thiếu vắng tình người -> nỗi đau nhất, chỉ khao khát mà không thể làm gì được.

- Sợi dây giao nối duy nhất là tình cảm -> vô hình.

- Đặt câu hỏi “Ai biết tình ai có đậm đà?” với 2 đại từ phiếm chỉ, gợi 2 cách kiểu:

+ “Ai” chính là cô gái ngoài kia, là Hoàng Thị Kim Cúc là cõi người, có biết được tình cảm của Hàn Mặc Tử đậm đà hay không.

+ “Ai” là mình ở trong này có biết được người ngoài kia có dành tình cảm đậm đà cho mình hay không.

-> Sự hoài nghi, băn khoăn vì sợi dây giao nối quá mong manh.

-> Sự cô đơn trống vắng, khao khát yêu thương đến khắc khoải của Hàn Mặc Tử.

=> Tình yêu người, yêu đời, yêu sống thiết tha của hàn Mặc Tử.

Tổng kết:

Câu hỏi:331165

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com