Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận hai đoạn thơ sau, từ đó làm nổi bật sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ

Câu hỏi số 333655:
Vận dụng cao

Cảm nhận hai đoạn thơ sau, từ đó làm nổi bật sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình.

                                             -  “ Dữ dội và dịu êm
                                                Ồn ào và lặng lẽ
                                                Sông không hiểu nổi mình
                                                Sóng tìm ra tận bể


                                                Ôi con sóng ngày xưa
                                                Và ngày sau vẫn thế
                                                Nỗi khát vọng tình yêu
                                                Bồi hồi trong ngực trẻ…”


                                             - “… Làm sao được tan ra
                                                Thành trăm con sóng nhỏ
                                                Giữa biển lớn tình yêu
                                                 Để ngàn năm còn vỗ.”

                                                     (Sóng – Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập 1,

                                                     NXB GD 2015, tr.155 và tr.156).

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Xuân Quỳnh thuộc số những nhà thơ lớp đầu tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ Xuân Quỳnh là tấm lòng của một phụ nữ có nhiều trắc ẩn, luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường.

- Sóng được sáng tác năm 1967 trong một chuyến Xuân Quỳnh đi vùng biển Diêm Điền (tỉnh Thái Bình). Sóng là một bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.

Phân tích hai đoạn thơ Đoạn 1:

* Khổ 1: Những cung bậc cảm xúc trong tình yêu

- Hai câu đầu: Tác giả tạo ra tiểu đổi để diễn tả biến thái phức tạp của sóng cũng là tâm trạng của em bằng 4 tính từ “Dữ dội/  dịu êm” “Ồn ào/ lặng lẽ”. Cùng với đó, cách ngắt nhịp 2/3 và sự luân phiên các thanh bằng trắc đã nhấn mạnh những đối cực trong trạng thái của sóng.

Điều đặc biệt, cách sửu dụng liên từ “và” cho thấy những trạng thái đối lập ấy vẫn song song tồn tại, không mâu thuẫn mà đan xen, vận động và có sự chuyển hóa.

=> Những cung bậc cảm xúc phức tạp trong tâm hồn người con gái đang yêu.

- Hai câu sau: Điều đáng nói nhất ở đây là sự chủ động của người con gái khi yêu, dứt khoát từ bỏ không gian nhỏ bé, chật hẹp để vươn tới cái rộng lớn, cao cả:

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể

Đó quả thực là một sự táo bạo.

* Khổ 2: Tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi hồi, xao xuyến rung động trái tim của lứa đôi, của con trai con gái, của em và anh.

- Hai câu thơ đầu, từ “Ôi!” cảm thán là nỗi thổn thức của trái tim yêu. Các từ “ngày xưa” “ngày sau” khẳng định sự trường tồn vĩnh cửu của sóng cũng như sự trường tồn vĩnh cửu, bất diệt của tình yêu.

- Hai câu thơ sau, nhà thơ khẳng định tình yêu luôn song hành với tuổi trẻ. Những con sóng như những nhịp đập trên lồng ngực của biển khơi và khát vọng tình yêu là những nhịp đập trong lồng ngực của tuổi trẻ.

“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”

Đoạn 2: Khát vọng dâng hiến trong tình yêu

- Mặc dù có những trăn trở trong tình yêu nhưng thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà thành khát vọng. Từ nhận thức, khám phá, Xuân Quỳnh đã mang đến giải pháp:

“Làm sao được tan ra

...

Để ngàn năm còn vỗ”

+ Tan ra thành trăm con sóng: khát vọng được hòa quyện, được dâng hiến tình yêu của mình vào tình yêu của mọi người. “Tan ra” không phải mất đi mà hoà giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn.

+ Để ngàn năm con vỗ: tình yêu tồn tại mãi mãi, trường tồn vĩnh cửu

ð  Khát vọng mãnh liệt trong tình yêu – nét hiện đại trong thơ Xuân Quỳnh

* Nhận xét về sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình

- Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình từ băn khoăn, không hiểu nổi mình đến hòa mình vào biển lớn tình yêu để tìm thấy chính mình; từ khát vọng tình yêu tư đến khát khao được hòa nhập vào cuộc đời chung rộng lớn để dâng hiến trọn vẹn.

- Qua đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình: vừa chân thành, vừa say đắm, vừa táo bạo, mãnh liệt, vừa truyền thống vừa hiện đại.

- Sự vận động cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện thành công qua thể thơ ngũ ngôn giàu nhạc điệu; kết cấu song trùng hai hình tượng sóng và em; ngôn từ giản dị, trong sang; hình ảnh giàu sức gợi; biện pháp so sánh, nhân hóa,…

Tổng kết 

Câu hỏi:333655

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com