Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả vẻ đẹp của

Câu hỏi số 335587:
Vận dụng cao

Trong bài kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả vẻ đẹp của sông Hương:

Ở thượng nguồn: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa những bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng.”

Khi về đến thành phố Huế: “sông Hương vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long”; “sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến; đường cong ấy làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”; “Đấy là điệu slow tình cảm dành riêng cho Huế”; “sông Hương đã trở thành một người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya.”

Hãy phân tích những chi tiết trên để làm nổi bật nét đặc sắc trong hành trình của sông Hương. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

 

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Vẻ đẹp đặc sắc của sông Hương ở thượng nguồn và khi chảy qua thành phố Huế. Từ đó nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

* Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông và vấn đề nghị luận: vẻ đẹp của sông Hương qua hai đoạn văn.

* Phân tích hai đoạn văn

- Sông Hương ở thượng nguồn:

+ Sông Hương là một bản trường ca của rừng già mang vẻ đẹp hùng vĩ với sức sống mãnh liệt, sự hoang dã đầy ấn tượng.

+ Sông Hương mang một vẻ đẹp lãng mạn, dịu dàng, giàu sức quyến rũ và bí ẩn.

+ Sử dụng thủ pháp điệp cấu trúc với những động từ, tính từ giàu sức biểu đạt đã tạo nên âm hưởng mạnh mẽ hùng tráng của con sông trong mối quan hệ với rừng già.

- Sông Hương khi về đến thành phố Huế:

+ Sự thay đổi trong cảm xúc của dòng sông khi đã tìm được đúng đường về.

+ Sông Hương mang dáng điệu mềm mại trữ tình, tính cách dịu dàng, kín đáo của người con gái Huế.

+ Sông Hương mang điệu chảy lững lờ, bởi tình cảm dành riêng cho Huế quá sâu đậm.

+ Sông Hương gắn liền với văn hóa Huế, mang vẻ đẹp tâm hồn sâu sắc, trí tuệ và giàu tính nghệ thuật.

* So sánh hai đoạn văn và nhận xét về nghệ thuật miêu tả của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Giống nhau: hai đoạn văn đều nói đến vẻ đẹp của sông Hương, đặc biệt đều chú ý khắc họa vẻ đẹp nữ tính của dòng sông.

- Khác nhau:

+ Ở thượng nguồn: khám phá phần đời bí mật, hoang dại

+ Ở thành phố Huế: khám phá vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.

- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả:

+ Lựa chọn những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu, đắt giá để miêu tả vẻ đẹp của sông Hương.

+ Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, nhạc điệu.

+ Khả năng quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú.

+ Vốn hiểu biết sâu rộng cùng với sự say mê vẻ đẹp sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

* Đánh giá, khái quát lại vấn đề

- Khẳng đinh vẻ đẹp độc đáo của hình tượng sông Hương, dòng sông hoang dã vừa trữ tình.

- Khẳng định sự độc đáo, tài hoa trong phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Câu hỏi:335587

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com