Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích sau: Hồn Trương Ba: Ông Đế

Câu hỏi số 336992:
Vận dụng cao

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích sau:

Hồn Trương Ba: Ông Đế Thích ạ, tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

Đế Thích: Sao thế? Có gì không ổn đâu!

Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

Đế Thích: Thế ông ngỡ tất cả mọi người đều được là mình toàn vẹn cả ư? Ngay cả tôi đây. Ở bên ngoài, tôi đâu có được sống theo những điều tôi nghĩ bên trong. Mà cả Ngọc Hoàng nữa, chính người lắm khi cũng phải khuôn ép mình cho xứng với danh vị Ngọc Hoàng. Dưới đất, trên trời đều thế cả, nữa là ông. Ông đã bị gạch tên khỏi sổ Nam Tào. Thân thể thật của ông đã tan rữa trong bùn đất, còn chút hình thù gì của ông đâu!

Hồn Trương Ba: Sống nhờ vào đồ đạc của cải người khác, đã là chuyện không nên, đằng này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết.

(Trích cảnh VII, Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr. 149)

Từ đó, hãy nhận xét triết lí nhân sinh mà tác giả Lưu Quang Vũ gửi gắm qua nhân vật.

Phương pháp giải

phân tích, lí giải, tổng hợp

Giải chi tiết
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích

- Lưu Quang Vũ là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam. Ông là hiện tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX và là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

- Hồn Trương Ba, da hàng thịt là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp của ông. Tác phẩm được viết năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới ra mắt công chúng, là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ, đã công diễn nhiều lần trên sân khấu trong và ngoài nước.

- Đoạn trích trên thuộc cảnh VII của tác phẩm.

Giới thiệu nhân vật

*Ông Trương Ba:

- Hiền đức, có tâm hồn cao khiết, sống mẫu mực: yêu vợ, thương con, quý cháu, tốt bụng với láng giềng,…

- Là người làm vườn chăm chỉ, khéo léo, có tình yêu cây cỏ, nâng niu từng cảnh cây ngọn cỏ.

- Chơi cờ rất giỏi, nước cờ khoáng hoạt, thâm sâu, dũng mãnh -> khí chất, nhân cách con người.

*Tình huống bi kịch của nhân vật:

- Do sự tắc trách của Nam Tào, Bắc Đẩu: gạch sổ nhầm -> chết oan.

- Được sống lại: hồn Trương Ba, da hàng thịt -> khập khiễng, trớ trêu, nghịch cảnh éo le

-> đối mặt với những đau khổ.

Cảm nhận về nhân vật Hồn Trương Ba trong đoạn trích

*Nhân vật khát khao được thoát khỏi tình huống bi kịch của mình:

+ Ý thức được tình cảnh trớ trêu là phải sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo.

+ Thấm thía nỗi đau khổ và không chấp nhận tình trạng vênh lệch giữa hồn và xác.

+ Kiên quyết, dứt khoát muốn thoát khỏi tình trạng trớ trêu: tôi không thể tiếp tục mang thân anh hàng thịt được nữa, không thể được!

*Nhân vật bày tỏ khát vọng được sống là chính mình:

+ Muốn là mình một cách toàn vẹn; thể xác và linh hồn hòa hợp; bên trong và bên ngoài, suy nghĩ và hành động thống nhất: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn.

+ Mong muốn một cuộc sống có ý nghĩa, không chấp nhận sự dung tục, tầm thường: Ông chỉ nghĩ đơn giản là cho tôi sống, nhưng sống như thế nào thì ông chẳng cần biết!

* Đánh giá

- Khát vọng của Hồn Trương Ba đã cho ta thấy vẻ đẹp tâm hồn của con người trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo; bảo vệ quyền được sống là chính mình; hướng đến sự hoàn thiện nhân cách.

- Khát vọng của Hồn Trương Ba được thể hiện sâu sắc nhờ ngôn ngữ kịch hấp dẫn, giàu sức khái quát và tính triết lí.

* Triết lí nhân sinh tác giả gửi gắm qua nhân vật: Được sống làm người là quý giá thật, nhưng được sống đúng là mình, sống trọn vẹn những giá trị mình vốn có và theo đuổi còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác và tâm hồn. Con người phải luôn luôn biết đấu tranh với những nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.

- Sống là chính mình nghĩa là khi con người sống đúng với những giá trị bản thân, với những cảm xúc, khát vọng của chính mình, với đam mê và nhiệt huyết của bản thân.

- Vì sao con người cần được sống là chính mình?

+ Mỗi người chỉ được sống có một lần bởi thế ta cần sống chân thật thì mới có hạnh phúc. Hơn nữa, cuộc đời thực khác với những thứ ảo ảnh, phù phiếm, không ai có thể diễn kịch cho bản thân trong vai diễn cuộc đời. Mỗi người có một tính cách khác nhau, nhu cầu khác nhau. Không thể áp đặt lối sống, phong cách của người này đối với người khác. Sống đích thực với bản thân khiến con người ta thoải mái hơn, tự nhiên và tự tin hơn.

+ Trái ngược với sống đích thực, sống đúng với bản thân là cách sống giả tạo, sống hình thức nghĩa là mỗi người tự tạo cho mình một lớp vỏ bọc giả dối để đánh lừa người khác, nhằm thõa mãn thú vui nhất thời của bản thân và hậu quả cuối cùng là người đó tự đào thải chính mình ra khỏi xã hội.

- Làm thế nào để con người được sống là chính mình: đối với mỗi sinh viên, mỗi bạn trẻ trong hành trang vào đời của mình phải trang bị những tri thức, kĩ năng để luôn chủ động, linh hoạt trước những biến thiên của cuộc sống, luôn giữ vững cá tính và phong cách của bản thân. Sống hoà nhập nhưng không hoà tan, sống theo cá tính, phong cách riêng nhưng không lập dị, khác thường, con người sẽ có được hạnh phúc thực sự.

Tổng kết 

Câu hỏi:336992

Tham Gia Group Dành Cho 2K7 luyện thi Tn THPT - ĐGNL - ĐGTD

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com