Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Nêu cảm nhận về khổ thơ sau trong bài thơ Tràng Giang (Huy Cận)

“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,

Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,

Lòng quê dờn dợn vời non nước,

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

(Sách Ngữ văn 11, tập hai – NXB Giáo dục)

Câu 341868:

Nêu cảm nhận về khổ thơ sau trong bài thơ Tràng Giang (Huy Cận)


“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,


Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa,


Lòng quê dờn dợn vời non nước,


Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà


(Sách Ngữ văn 11, tập hai – NXB Giáo dục)

Câu hỏi : 341868
Phương pháp giải:

- Phân tích (Phân tích đề để xác định thể loại, yêu cầu, phạm vi dẫn chứng).


- Sử dụng các thao tác lập luận (phân tích, tổng hợp, bàn luận,…) để tạo lập một văn bản nghị luận văn học.

  • (0) bình luận (0) lời giải
    ** Viết lời giải để bạn bè cùng tham khảo ngay tại đây

    Giải chi tiết:

    Giới thiệu tác giả, tác phẩm

    - Huy Cận là một trong những trụ cột của phong trào Thơ mới. Nỗi ám ảnh thường trực trong thơ Huy Cận là sự hữu hạn của kiếp người trước cõi vô biên của vũ trụ. Mỗi khi đối diện với một không gian rộng lớn, mênh mang, nỗi ám ảnh trên thường thăng hoa thành niềm cô đơn, sầu muộn khó hóa giải. Thơ Huy Cận thiên về suy tưởng triết lí hơn là giãy bày, bộc lộ.

    - Tràng giang là một trong số những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Huy Cận. Theo tác giả, bài thơ này được viết vào mùa thu năm 1939 (in trong tập Lửa thiêng) và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.

    Phân tích đoạn thơ

    Bức tranh không gian tầng bậc.

    * Câu 1: Không gian tầng cao nhất: bầu trời:

    “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”

    -   “Núi bạc”: những đám mây màu trắng được phản chiếu bởi ánh sáng mặt trời -> hùng vĩ, tráng lệ.

    -   “Đùn”: mây ùn ùn kéo về, tầng tầng liên tiếp dựng nên những dãy núi trùng điệp.

    -   Từ láy “lớp lớp”: gây ấn tượng về sự trùng điệp của những dãy núi.

    * Câu 2: Tầng lưng trừng giữa trời và đất: cánh chim.

    “Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa”

    -   Dấu hai chấm:

    + Qua hệ nhân quả: bóng chiều nặng quá -> cánh chim nghiêng lệch đi -> bong chiều sa uống, đổ ụp xuống mặt đất.

    + Quan hệ giải thích: cánh chim phải lệch đi vì ánh chiều đang sa xuống, đè nặng lên đôi cánh của nó.

    -> Bóng chiều vốn vô hình mà trở nên hữu hình.

    => Sự bé nhỏ, mỏng manh của cánh chim.

    * Câu 3 - 4: Tầng dưới cùng: sông nước.

    “Lòng quê dợn dợn vòi con nước

    Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

    -   “Dợn dợn”: tăng mãi lên, nhanh mãi lên, mạnh mãi lên.

    -> Sóng lòng đang trải ra cùng sóng nước.

    -   Đối thoại lại với người xưa: Nỗi nhớ quê luôn thường trực dai dẳng, triền miên -> sâu sắc.

    -   “Lòng quê”, “nhớ nhà”:

    + Nỗi nhớ Hà Tĩnh của tác giả.

    + Biểu hiện kín đáo của lòng yêu nước, nhớ quê hương đất nước của chính mình, thấy thiếu quê hương, nhớ quê hương vì nhớ một thời vàng son chưa mất nước.

    Tổng kết
    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

2K7 tham gia ngay group để nhận thông tin thi cử, tài liệu miễn phí, trao đổi học tập nhé!

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com