Với cuộc đấu tranh nào, giai cấp công nhân Pháp đã bước lên vũ đài chính trị với tư thế
Với cuộc đấu tranh nào, giai cấp công nhân Pháp đã bước lên vũ đài chính trị với tư thế của một giai cấp độc lập, chống trực tiếp kẻ thù của mình là giai cấp tư sản bẳng biện pháp bạo lực?
Đáp án đúng là: A
Phân tích, đánh giá.
Ở Pháp, cuộc khởi nghĩa Lyông có ảnh hưởng lớn đầu tiên của công nhân Pháp. Năm 1831, công nhân dệt đứng dậy khởi nghĩa nhân việc bọn chủ khước từ yêu sách đòi tăng lương. Họ nêu khẩu hiệu “Sống có việc làm hay chết trong chiến đấu”. Sau những trận kịch chiến trên đường phố, họ làm chủ thành phố trong ba ngày liền. Nhưng do trình độ còn non kém, họ không biết phải tiếp tục làm gì, nên bị quân đội trở lại đàn áp nhanh chóng. Cuộc khởi nghĩa lần thứ hai xảy ra vào năm 1834 còn nêu khẩu hiệu chính trị trên những lá cờ đỏ: “Cộng hòa hay là chết”, chứng tỏ bước trưởng thành của giai cấp công nhân. Cả hai cuộc khởi nghĩa Lyông đều bị thất bại, nhưng nó đánh dấu sự lớn mạnh của công nhân Pháp, lần đầu tiên bước lên vũ đài chính trị với tư thế của một giai cấp độc lập, chống trực tiếp kẻ thù của mình là giai cấp tư sản bằng biện pháp bạo lực. Nhưng nó cũng để lộ ra nhược điểm về trình độ giác ngộ và tổ chức, thiếu vai trò của lý luận tiên phong và đảng tiên phong của giai cấp. Cuộc khởi nghĩa Lyông được công nhân ở các trung tâm công nghiệp khác nổi dậy hưởng ứng, tuy lẻ tẻ nhưng kéo dài suốt những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX.
Chọn: A.
Hỗ trợ - Hướng dẫn
-
024.7300.7989
-
1800.6947
(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com