Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới “Nhớ nước đau lòng con quốc

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới

“Nhớ nước đau lòng con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Dừng chân đứng lại trời, non, nước

Một chút tình riêng, ta với ta”.

Trả lời cho các câu 371358, 371359, 371360, 371361 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Nhận biết
Trong đoạn thơ đã cho có một từ bị chép sai. Đó là từ nào? Hãy chép lại chính xác câu thơ đó?
Phương pháp giải
căn cứ bài Qua Đèo Ngang
Giải chi tiết

- Từ chép sai: chút

- Chép lại: Một mảnh tình riêng, ta với ta

Câu hỏi:371359
Câu hỏi số 2:
Nhận biết
Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Ai là tác giả?
Phương pháp giải
căn cứ bài Qua Đèo Ngang
Giải chi tiết

- Tác phẩm: Qua Đèo Ngang

- Tác giả: Bà Huyện Thanh Quan

Câu hỏi:371360
Câu hỏi số 3:
Vận dụng
Câu thơ cuối trong đoạn thơ trên có cụm từ “ta với ta”. Một bài thơ khác mà em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 học kì I cũng có câu thơ dùng cụm từ “ta với ta”. Đó là câu thơ nào? Thuộc bài thơ nào? Về ý nghĩa, cụm từ “ta với ta” trong hai câu thơ đó có điểm nào giống và khác nhau?
Phương pháp giải
căn cứ bài Bạn đến chơi nhà
Giải chi tiết

- Câu thơ: Bác đến chơi đây ta với ta

- Bài thơ: Bạn đến chơi nhà – Nguyễn Khuyến

- So sánh

So sánh cụm từ “ta với ta” HS trình bày được các ý cơ bản sau:

Giống nhau về hình thức và cách phát âm và cả hai bài thơ đều kết thúc bằng cụm từ “ta với ta”.

Khác nhau về nội dung, ý nghĩa biểu đạt:

+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này có ý nghĩa chỉ một người – chủ thể trữ tình của tác phẩm. Còn ở bài Bạn đến chơi nhà có ý nghĩa chỉ hai người: chủ và khách – hai người bạn.

+ Ở bài Qua Đèo Ngang, cụm từ này thể hiện sự cô đơn không thể sẻ chia của nhân vật trữ tình. Ở bài Bạn đến chơi nhà cho thấy sự cảm thông và gắn bó thân thiết giữa hai người bạn tri kỉ.

Câu hỏi:371361
Câu hỏi số 4:
Vận dụng cao
Em hãy viết đoạn văn ngắn từ 5-7 câu trình bày nội dung của hai câu cuối trong đoạn thơ trên?
Phương pháp giải
căn cứ bài Qua Đèo Ngang, phân tích
Giải chi tiết

- Câu thơ: Dừng chân đứng lại trời, non nước: Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang: “Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn bèn phía… Đó là nỗi cô đơn đến tận cùng trong tâm hồn bà.

- Câu thơ “Một mảnh tình riêng, ta với ta”:

+ Một mảnh tình riêng không thể chia sẻ, tâm tình

+ Ta với ta: cô đơn đến tột cùng.

=> Câu thơ thể hiện hoàn cảnh của tác giả một mình đối diện với chính mình, bộc lộ tâm trạng cô đơn gần như tuyệt đối của nữ sĩ. Tình cảnh đó đã đặt giữa không gian nước non rộng lớn lại càng trở nên thấm thía hơn.

Câu hỏi:371362

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com