Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Câu hỏi số 372142:
Vận dụng cao

Cảm nghĩ về bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết

I. Mở bài : Giới thiệu bài thơ "Qua đèo ngang ".

II. Thân bài :

a. Khái quát : Bài thơ được viết bằng chữ Nôm, thuộc thể thơ Đường thất ngôn bát cú với thanh điệu, vần điệu, bố cục, đối xứng rất hài hòa, tự nhiên, đúng niêm luật. Bài thơ như một bức tranh vẽ lại một vùng non nước miền Trung đất Việt hùng vĩ mà hoang sơ, gợi cảm.

b. Bốn câu thơ đầu:

- Trên con đường từ Bắc vào Nam tác giả đặt chân tới Đèo Ngang vào thời điểm bóng xế Đây là thời điểm cuối ngày khi hoàng hôn buông xuống, nắng nhạt màu sắp tắt đó là khoảng thời gian gợi buồn cho lòng người nhất là với người lữ khách trên chặng đường xa. Âm ''a'' kết hợp với thanh bằng tạo âm hưởng trầm lắng gợi mở không gian lặng lẽ mênh mang của trời chiều nơi Đèo Ngang.

- Cảnh vật có lá, hoa, cỏ với những đường nét nhẹ nhàng, thanh đạm. Dường như cây cối như đang chen chúc vươn lên một sức sống hoang dã.

- Hai câu thơ đầu đã phô bày sự hoang dã núi rừng, cái ngút ngàn của câu cỏ.Trong không gian ấy, tâm trạng bắt đầu hé mở.

- Hai câu thơ tiếp theo là những nét phác họa cảnh Đèo Ngang nhìn từ xa, nhìn từ trên xuống " Lom khom.. nhà"

- Các từ láy " lom khom ", " lác đác " mô tả trạng thái của cảnh vật và con người nơi đây. Con người đã xuất hiện. Các lượng từ " mấy, vài" gợi sự thưa thớt, tiêu điềm. Sự đối lập giữa núi sông ngút ngàn với sự xuất hiện ít ỏi của sự sống, con người đã nhấn mạnh thêm sự vắng vẻ, heo hút nơi đây.

c. Bốn câu thơ cuối :

- Đằng sau bức tranh tả cảnh là nỗi niềm của người lữ khách có chút gì đó buồn thương cho cuộc sống nơi đây.

- Tiếng chim quốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là tiếng lòng thiết tha của nhà thơ nhớ gia đình, nhớ về một thời vàng son của đất nước đã qua. Hai từ " quốc quốc , gia gia" vừa tả thực nói về hai loại chim, cũng là một hình ảnh ẩn dụ  gợi liên tưởng tới "quốc -gia", Tổ Quốc và gia đình, nước và nhà đã và đang cất tiếng kêu.

- Hai câu thơ cuối nhân vật trữ tình đã bày tỏ trực tiếp cảm xúc, tâm trạng. Ngòi bút tả cảnh ngụ tình chuyển sang ngòi bút tâm trạng hướng vào nội tâm. Đứng trước cảnh " trời, non, nước " bao la, hùng vĩ, nhà thơ cảm thấy mình như nhỏ bé hẳn lại, nỗi nhớ nhà, thương nước càng thêm da diết, thẳm sâu. Vậy mà không có ai, không tìm được ai để san sẻ tâm tình chỉ còn" ta với ta" . Ở đây lại xuất hiện sự đối lập của cảnh " trời, non, nước " rộng lớn với " một mảnh tình riêng " nhỏ bé. Cảnh càng rộng lớn, hùng vĩ bao nhiêu thì mảnh tình riêng càng nặng nề, khép kín bấy nhiêu. Cụm từ " ta với ta" bộc lộ nỗi cô đơn gần như tuyệt đối của tác giả. Nhưng đây không phải là nỗi cô đơn tiêu cực, bị lụy mà là tấm lòng đau đáu, thiết tha của nữ sĩ Thanh Quan đối với đất nước, đối với gia đình, đáng cảm thông và trân trọng.

d. Đánh giá:

- Thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú

- Sử dụng từ láy độc đáo, hình ảnh ẩn dụ , nghệ thuật đối lập.

- Cảnh vật rộng lớn bao la nổi bật tâm trạng của con người với nỗi buồn riêng.

III. Kết bài : Nêu suy nghĩ bản thân

Câu hỏi:372142

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 7 trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 7 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com