Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

“Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện về người phụ nữ trong xã hội phong kiến

Câu hỏi số 390772:
Vận dụng cao

“Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện về người phụ nữ trong xã hội phong kiến có nhan sắc, đức hạnh như lại phải chịu số phận bi kịch”

Hãy phân tích nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ để làm sáng tỏ nhận định trên.

Phương pháp giải

phân tích, tổng hợp

Giải chi tiết

Yêu cầu:

- Văn phong rõ ràng, không mắc các lỗi chính tả, đặt câu.

- Lập luận chặt chẽ, dẫn chứng xác thực.

1. Giới thiệu vấn đề:

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Dữ và tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận và nhận định: “Chuyện người con gái Nam Xương” là câu chuyện về người phụ nữ trong xã hội phong kiến có nhan sắc, đức hạnh như lại phải chịu số phận bi kịch. 2. Giải quyết vấn đề

2.1 Giải thích nhận định

Nhận định đã nêu lên hai vấn đề nổi bật của nhân vật Vũ Nương:

- Người phụ nữ hội tụ nhiều phẩm chất đáng quý.

- Số phận nhiều đắng cay, bất hạnh.

=> Vũ Nương là đại diện tiêu biểu cho số phận người phụ nữ Việt Nam xưa.

2.2 Chứng minh nhận định

a. Vũ Nương hội tụ vẻ đẹp phẩm chất, nhân cách

Vũ Nương là người phụ nữ “tính đã thùy mì nết na lại thêm tư dung tốt đẹp”, vẻ đẹp của nàng được thể hiện trong mối quan hệ với những người xung quanh rõ nét:

* Vũ Nương là một người vợ thủy chung

- Khi chồng ở nhà: hiểu tính chồng hay ghen tuông, với vợ phòng ngừa quá mức, Vũ Nương hết mực giữ gìn khuôn phép, cuộc sống vợ chồng chưa từng xảy ra bất hòa.

- Khi tiễn chồng đi chinh chiến:

+ Rót chén rượu đầy, nói lời ngọt ngào nồng đượm tình yêu thủy chung

+ Bày tỏ mong ước lớn lao: cuộc sống gia đình yên ấm, mong chồng được bình yên trở về.

+ Xót thương, cảm thông cho những vất vả, hiểm nguy mà chồng sẽ phải chịu đựng.

+ Bày tỏ nỗi khắc khoải nhớ mong da diết của mình với chồng.

- Trong những ngày tháng xa chồng:

+ Nhớ chồng da diết, nỗi nhớ triền miên, khắc khoải theo thời gian.

+ Luôn thấy hình bóng chồng bên mình như hình với bóng (trỏ bóng mình trên vách bảo đó là cha Đản)

- Khi chồng nghi ngờ, ruồng rẫy:

+ Nhẫn nhục van xin, cố gắng hàn gắn tình cảm vợ chồng có nguy cơ tan vỡ, khẳng định tấm lòng thủy chung của mình.

- Sống dưới thủy cung: vẫn nặng tình với quê hương, chồng con.

* Vũ Nương là một người con dâu hiếu thảo

- Chồng ra trận, nàng thay chồng chăm sóc mẹ

- Mẹ chồng ốm, nàng hết lòng thuốc thang, lễ bái, nói lời ngọt ngào khuyên lơn.

- Mẹ chồng mất, nàng lo liệu ma chay chu đáo như với cha mẹ đẻ

* Vũ Nương là một người mẹ yêu thương con

- Nàng yêu thương, lo lắng chăm sóc cho con khi chồng ra trận.

- Chỉ cái bóng mình trên vách để dỗ dành con, giúp con khỏi thiếu thốn tình cha.

* Vũ Nương là người phụ nữ trọng nhân phẩm, tình nghĩa, bao dung.

- Nàng chọn cái chết để minh oan cho mình, để tự bảo vệ nhân phẩm của mình. Lời than trước khi chết như một lời nguyền xin thần sông chứng giám cho nỗi oan khuất và nhân phẩm trong sạch của nàng – một người phụ nữ bạc mệnh.

- Dù ở thủy cung, nàng vẫn luôn buồn bã, nhung nhớ về quê cũ, chồng con, vẫn mong được trở về, giải nỗi oan khuất, gửi trâm cho Phan Lang để nhắn lời tới chồng.

- Khi Trương Sinh lập đàn giải oan, Vũ Nương trở về nói lời từ tạ, không hề oán trách chồng một lời, chỉ còn lại tình nghĩa da diết.

b. Vũ Nương là người phụ nữ có số phận bất hạnh

* Số phận bất hạnh:

- Cuộc hôn nhân không bình đẳng, Vũ Nương là con nhà kẻ khó, được Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về -> mối quan hệ kẻ giàu người nghèo khiến nàng luôn sống trong mặc cảm, không có tiếng nói trong gia đình, luôn phải giữ gìn khuôn phép để tránh bất hòa vì chế độ nam quyền.

- Là một người vợ trẻ có cái thú vui nghi gia nghi thất mà luôn phải sống trong cảnh xa chồng cô đơn, một mình gánh vác công việc nhà chồng, chăm lo cho mẹ chồng ốm đau, con thơ dại.

- Mong đợi mỏi mòn, rất mực thủy chung gìn giữ nhưng ngày chồng trở về lại nghi oan, ghen tuông, đánh đuổi, chửi mắng, đối xử tệ bạc. Nàng phải tự vẫn ở bến sông Hoàng Giang để tỏ tấm lòng trinh bạch, son sắt của mình.

* Nguyên nhân:

- Nguyên nhân trực tiếp:

+ Từ chiếc bóng trên vách và lời nói ngây thơ của bé Đản

+ Thói ghen tuông mù quáng, chuyên quyền của Trương Sinh

- Nguyên nhân gián tiếp:

- Lễ giáo phong kiến hà khắc: Thái độ khinh thường phụ nữ và uy quyền tối thượng có tính chất quyết định của người đàn ông trong gia đình. Trương Sinh độc đoán, gia trưởng, ghen tuông không cho Vũ Nương cơ hội để giải thích. Cách hành xử của Trương Sinh đối với vợ là cách hành xử của xã hội phong kiến coi rẻ và chà đạp lên thân phận, nhân phẩm người phụ nữ. Trương Sinh là con đẻ của chế độ trọng nam khinh nữ.

- Chiến tranh phi nghĩa: vợ chồng đang sống thuận hòa phải chia li à thời gian xa cách, dẫn đến hiểu nhầm.

- Cuộc hôn nhân không môn đăng hộ đối: Trương Sinh nhà giàu, Vũ Nương là con nhà kẻ khó, đồng tiền làm đen bạc thói đời, khiến nàng bị coi rẻ.

3. Tổng kết.

-  Phản ánh hiện thực xã hội phong kiến: chế độ nam quyền chà đạp lên số phận của người phụ nữ. (cuộc hôn nhân không bình đẳng, tính cách của Trương Sinh; cách xử sự hồ đồ độc đoán của Trương Sinh)

-  Phản ánh số phận con người chủ yếu qua số phận người phụ nữ: chịu nhiều oan khuất và bế tắc (Vũ Nương đẹp người đẹp nết nhưng phải chịu số phận oan trái bi thương, cái chết của nàng là sự đầu hàng số phận nhưng lại là điều tất yếu; Dù Trương Sinh có lập đàn giải oan nhưng Vũ Nương cũng không trở lại, hạnh phúc thực sự đã tan vỡ, không thể có lại)

- Ca ngợi vẻ đẹp người phụ nữ Việt Nam qua nhân vật Vũ Nương: người vợ thủy chung, người con dâu hiếu thảo, người mẹ thương con, người phụ nữ bao dung, vị tha, trọng nhân phẩm và tình nghĩa

- Thể hiện niềm thương cảm với số phận oan nghiệt của người phụ nữ và ước mơ, khát vọng về một cuộc sống công bằng, hạnh phúc cho họ. (qua những chi tiết kì ảo cuối truyện)

Câu hỏi:390772

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com