Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Đốt cháy hoàn toàn 6,20 một hợp chất hữu cơ A cần một lượng O2 (đktc) vừa đủ thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. Cho H = 1; C = 12; O = 16; Ba = 137. Công thức phân tử của A là

Câu 391687: Đốt cháy hoàn toàn 6,20 một hợp chất hữu cơ A cần một lượng O2 (đktc) vừa đủ thu được hỗn hợp sản phẩm cháy. Cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2 thấy có 19,7 gam kết tủa xuất hiện và khối lượng dung dịch giảm 5,5 gam. Lọc bỏ kết tủa, đun nóng nước lọc lại thu được 9,85 gam kết tủa nữa. Cho H = 1; C = 12; O = 16; Ba = 137. Công thức phân tử của A là

A. C2H4O2.

B. C2H6O.

C. C2H6O2.

D. C3H8O.

Câu hỏi : 391687

Quảng cáo

Phương pháp giải:

- Từ số mol kết tủa thu được khi đun nóng nước lọc, tính được số mol Ba(HCO3)2.


- Bảo toàn nguyên tố C, tìm được số mol CO2. Từ đó tính được số mol và khối lượng nguyên tố C.


- Áp dụng công thức khối lượng dung dịch giảm, tính số mol H2O. Từ đó tính số mol và khối lượng nguyên tố H.


- So sánh tổng khối lượng C và H với khối lượng của A, kết luận trong A có hay không chứa nguyên tố O.


- Áp dụng bảo toàn khối lượng cho các nguyên tố trong A, tính số mol O.


- Lập công thức đơn giản nhất và công thức phân tử của A.

  • Đáp án : C
    (0) bình luận (0) lời giải

    Giải chi tiết:

    Vì đun nóng nước lọc lại thu được kết tủa ⟹ trong nước lọc có chứa Ba(HCO3)2

    Khi đun nước lọc ta có phản ứng: Ba(HCO3)2 \(\xrightarrow{{{t^0}}}\) BaCO3 ↓ + CO2 ↑ + H2O

    Theo PTHH ⟹ \({n_{Ba{{(HC{O_3})}_2}}} = {n_{BaC{{\rm{O}}_3}}} = \dfrac{{9,85}}{{197}} = 0,05\,\,mol\)

    BTNT C ⟹ \({n_{C{O_2}}} = {n_{BaC{{\rm{O}}_3}}} + 2{n_{Ba{{(HC{O_3})}_2}}} = 0,1 + 2.0,05 = 0,2\,\,mol\)

    BTNT C \( \Rightarrow {n_C} = {n_{C{O_2}}} = 0,2\,\,mol \Rightarrow {m_C} = 0,2.12 = 2,4\,\,gam\)

    Lại có mdung dịch giảm = \({m_{BaC{{\rm{O}}_3}}} - ({m_{C{O_2}}} + {m_{{H_2}O}}) \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 5,4\,\,gam \Rightarrow {n_{{H_2}O}} = \dfrac{{5,4}}{{18}} = 0,3\,\,mol\) 

    BTNT H \( \Rightarrow {n_H} = 2{n_{{H_2}O}} = 0,6\,\,mol \Rightarrow  {m_H} = 0,6\,\,gam\)

    Ta thấy mC + mH = 2,4 + 0,6 = 3 gam < m⟹ trong A có chứa O.

    Ta có mO = mA – mC – mH = 6,2 – 2,4 – 0,6 = 3,2 gam ⟹ nO = 0,2 mol.

    Gọi công thức đơn giản nhất của A là CxHyOz

    Ta có x : y : z = nC : nH : nO = 0,2 : 0,6 : 0,2 = 1 : 3 : 1

    ⟹ CTĐGN của A là CH3O.

    ⟹ CTPT của A có dạng (CH3O)n hay CnH3nOn.

    Trong hợp chất hữu cơ chứa C, H, O ta luôn có: H ≤ 2C + 2

    ⟹ 3n ≤ 2n + 2 ⟹ n ≤ 2

    + Nếu n = 1 ⟹ CTPT của A là CH3O ⟶ loại.

    + Nếu n = 2 ⟹ CTPT của A là C2H6O2 ⟶ thỏa mãn.

    Lời giải sai Bình thường Khá hay Rất Hay
Xem bình luận

>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com