Tel: 024.7300.7989 - Phone: 1800.6947 (Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)

Giỏ hàng của tôi

Cho khổ thơ: “Mai về miền Nam thương trào nước thắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn

Cho khổ thơ:

“Mai về miền Nam thương trào nước thắt

Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác

Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này"

(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam 2017)

Trả lời cho các câu 396824, 396825, 396826, 396827 dưới đây:

Câu hỏi số 1:
Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Tác giả là ai?
Phương pháp giải
căn cứ bài Viếng lăng Bác
Giải chi tiết

Khổ thơ trên được trích trong bài thơ Viếng Lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương

Câu hỏi:396825
Câu hỏi số 2:
Mạch cảm xúc của bài thơ vận động theo trình tự nào? Trong mạch vận động ấy, hình ảnh tre còn được nhắc tới ở những câu thơ nào khác và mang ý nghĩa gì?
Phương pháp giải
căn cứ bài Viếng lăng Bác, phân tích
Giải chi tiết

- Mạch cảm xúc của bài thơ trôi chảy theo dòng thời gian, khi đứng trước lăng, vào trong lăng, khi ra ngoài lăng và khi rời xa lăng.

- Hình ảnh cây tre, hàng tre xuất hiện ngay khổ đầu bài thơ:

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng.

-> Hàng tre xanh trở nên lớn lao, kì vĩ khiến ta liên tưởng đến hàng tre đánh giặc từ trong lịch sử đã về đây canh giữ giấc ngủ của Bác Hồ. Với hình ảnh hàng tre, lăng Bác trang nghiêm bỗng trở nên thật gần gũi, thân thuộc như mọi xóm làng Việt Nam.

=>  Là biểu tượng của lòng quả cảm, kiên trung, bất khuất của dân tộc ta từ xưa đến nay chưa bao giờ chịu khuất phục.

- Hình ảnh cây tre được lặp lại ở cuối bài thơ, khép lại niềm cảm xúc của nhà thơ, đồng thời thể hiện khát vọng được gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời chung của dân tộc, của tổ quốc:

Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này

=> Tâm nguyện của tác giả là muốn được mãi ở bên Người, muốn sống xứng đáng với sự hi sinh cao cả của Người. Hình ảnh cây trẻ gợi liên tưởng đến phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” mà Bác đã dặn cán bộ và chiến sĩ. Đó cũng là ước nguyện của muôn triệu người Việt nam nguyện tận trung, tận hiếu bảo vệ và gìn giữ nền độc lập dân tộc trong bão táp của thời đại.

Câu hỏi:396826
Câu hỏi số 3:
Vận dụng cao
Viết đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch làm rõ cảm xúc của nhà thơ khi sắp phải trở về quê hương miền Nam trong khổ thơ trên. Đoạn vẫn sử dụng phép nối để liên kết câu và câu có thành phần biệt lập phụ chú (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và thành phần phụ chú).
Phương pháp giải
phân tích, tổng hợp
Giải chi tiết

1. Giới thiệu chung

2. Phân tích, cảm nhận

- Lưu luyến, nhớ thương khi nghĩ về phút giây từ biệt: “Mai về … nước mắt”

+ “miền Nam”: gợi sự chia xa, khoảng cách; gợi tấm lòng, tình cảm của con người miền Nam.

+ “thương trào nước mắt”: cụ thể hóa nỗi nhớ thương và chiều sâu sự gắn bó với miền Bắc, với Bác Hồ.

- Ước muốn hóa thân để ở lại bên Người:

+ Điệp từ “muốn làm” tô đậm mức độ thiết tha, mãnh liệt của niềm mong ước.

+ Chuỗi hình ảnh liệt kê “con chim” “đóa hoa” “cây tre”: có nghĩa thực là cảnh đẹp bên lăng Người; nghĩa ẩn dụ: thể hiện ước muốn góp cuộc đời mình để canh giấc ngủ cho người, bày tỏ lòng biết ơn với vị cha già dân tộc, làm nên vẻ đẹp bất khuất, hiên ngang của tâm hồn Việt Nam.

3. Tổng kết

Câu hỏi:396827
Câu hỏi số 4:
Thông hiểu
Kể tên một văn bản khác trong chương trình Ngữ văn THCS cũng viết về tình cảm của nhân dân dành cho Bác Hồ và ghi rõ tên tác giả.
Phương pháp giải
căn cứ các văn bản đã học
Giải chi tiết

Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ

Câu hỏi:396828

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

Hỗ trợ - Hướng dẫn

  • 024.7300.7989
  • 1800.6947 free

(Thời gian hỗ trợ từ 7h đến 22h)
Email: lienhe@tuyensinh247.com